Quân đội Mỹ đang nghiên cứu phát triển một loại súng phun lửa nổ hoạt động trên vi sóng, trang bị cho máy bay chiến đấu, nhắm tới mục tiêu làm "tan chảy" radar và cảm biến của đối phương, Sputnik dẫn thông tin từ báo Times.
Dùng vi sóng để gửi một chùm năng lượng cực mạnh tới máy bay không người lái (UAV), dẫn đến vụ nổ điện từ công suất cao, phá hủy thiết bị điện tử, khiến UAV rụng ngay lập tức. Vụ tấn công diễn ra không ồn ào, không cháy nổ.
Bài báo viết, đây là một chương trình bí mật; và, theo các chuyên gia, công việc tương tự cũng đang được tiến hành ở Anh, Trung Quốc và Nga.
|
|
Từ hàng chục năm qua, cũng như nhiều cường quốc khác, Mỹ đã nghiên cứu, phát triển những loại vũ khí năng lượng. Nguồn: BAE Systems. |
Theo Sputnik, Lầu Năm Góc khuyến khích các công ty quốc phòng nghiên cứu, cung cấp các khái niệm và giải pháp kỹ thuật Laser năng lượng cao và Hệ thống vi sóng công suất cao, nhằm đối phó với việc Nga trang bị đại trà tên lửa hành trình Kalibr, cũng như sự phát triển của các vũ khí tấn công tương tự ở Trung Quốc.
Những hệ thống này được cho là được sử dụng để bảo vệ các căn cứ không quân tuyến đầu. Chúng sẽ được tích hợp vào hệ thống phòng không/phòng thủ tên lửa cổ điển.
Sputnik lưu ý, ngày 1/12/2018, tại Nga, các tổ hợp laser Peresvet đã nhận nhiệm vụ trực chiến. Thông tin về vũ khí này được giữ bí mật tuyệt đối, nhưng theo các chuyên gia, hệ thống này giải quyết các nhiệm vụ phòng không và phòng thủ tên lửa, cũng như chống lại UAV. Lầu Năm Góc có lẽ đã quyết định cần phải nhanh chân để bắt kịp trong lĩnh vực này.
|
|
Theo Aero-news, đầu tháng 1/2013, Boeing thử nghiệm vũ khí vi sóng, thuộc Dự án Vi sóng Công suất cao Tiên tiến chống điện tử (CHAMP). Nguồn: Cắt từ video của Boeing. |
Vào tháng 11 năm ngoái, Thứ trưởng Quốc phòng Mỹ Michael Griffin tiết lộ, quân đội Mỹ sẽ nhận được vũ khí laser công suất cao trong vòng vài năm tới. Ông Griffin cũng đề cập quân đội dự định sử dụng bức xạ vi sóng cực mạnh để vô hiệu hóa UAV và vũ khí có độ chính xác cao của đối thủ tiềm năng.
Đồng thời, vào ngày 5/9, Lầu Năm Góc đã hoãn dự án phóng vũ khí chùm hạt trung tính bố trí trên không gian.
Theo Richardcyoung , cuối năm 2017, Phòng thí nghiệm Nghiên cứu Không quân (AFRL) đã trao cho Lockheed Martin 26,3 triệu đô la cho việc thiết kế, phát triển và sản xuất các loại laser công suất cao có thể lắp trên máy bay chiến đấu. Kế hoạch sẽ thử nghiệm một loại laser sợi quang nhỏ gọn, hiệu suất cao trên máy bay chiến đấu vào năm 2021. Hợp đồng này là một phần của chương trình Trình diễn Laser Tự vệ Năng lượng Cao (SHiELD) của Không quân Hoa Kỳ.