Tổng thống Mỹ Joe Biden đã công bố kế hoạch tổ chức một cuộc gặp NATO - Nga để thảo luận về các mối quan tâm của Moscow, bao gồm cả việc mở rộng NATO về phía đông.

Thời gian diễn ra cuộc gặp sẽ chính thức được công bố vào ngày 10/12, với thành phần bao gồm ít nhất 4 đồng minh NATO hàng đầu và Nga.

Chủ đề cuộc gặp dự kiến sẽ thảo luận về tương lai các mối quan tâm của Nga liên quan đến các vấn đề lớn của NATO, cũng như nhằm hạ nhiệt căng thẳng ở dọc tuyến biên giới phía đông châu Âu.

leftcenterrightdel
Hai nhà lãnh đạo Mỹ, Nga chào hỏi thân thiện khi bắt đầu cuộc gặp trực tuyến hôm 7/12. Ảnh: AA.

Kế hoạch hội đàm được đưa ra một ngày sau cuộc gặp trực tuyến của Tổng thống Mỹ Biden với người đồng cấp Nga Putin, trong đó hai nhà lãnh đạo đưa ra một loạt vấn đề liên quan đến an ninh, bao gồm leo thang căng thẳng ở biến giới phía đông Ukraine, an ninh mạng và ổn định chiến lược.

Ông Biden cảnh báo những hậu quả nghiêm trọng một khi Nga leo thang quân sự nhắm vào Ukraine, trong khi ông Putin yêu cầu có được những đảm bảo ràng buộc và tin cậy về mặt pháp lý nhằm loại trừ khả năng mở rộng NATO về phía đông, cũng như triển khai các hệ thống vũ khí tấn công ở các quốc gia tiếp giáp với Nga.

leftcenterrightdel
Tổng thống Mỹ Biden liên lạc trực tuyến với người đồng cấp Nga từ Tòa Bạch Ốc. Ảnh: Nhà Trắng. 

Tuy cuộc gặp được đánh giá không có những đột phá giúp hóa giải bế tắc trong quan hệ NATO- Nga, Mỹ- Nga, nhưng hai nhà lãnh đạo thống nhất tiếp tục duy trì liên lạc để giải quyết các tồn tại. Trong lời chào hỏi khi bắt đầu cuộc gặp, ông Biden bày tỏ hy vọng sẽ có cuộc gặp trực tiếp với ông Putin trong lần tiếp xúc tiếp theo.

Trong phát biểu trước báo chí tại Nhà Trắng hôm 8/12, ông Biden nhấn mạnh, Mỹ sẽ không đơn phương sử dụng vũ lực chống lại Nga, đồng thời lưu ý, Washington hiện không có kế hoạch triển khai quân đội để giải quyết căng thẳng giữa Nga và Ukraine.

Tuy nhiên ông Biden cảnh báo những hậu kinh tế nghiêm trọng trong trường hợp Nga xâm lược Ukraine, điều mà Moscow luôn khẳng định “không có thật” mà do NATO tưởng tượng ra.

Văn Phong (theo Sputnik)