Ngoài ra, các nhà lãnh đạo Liên minh châu Âu đã quyết định lập một danh sách các mục tiêu trừng phạt Thổ Nhĩ Kỳ nhằm đáp trả việc Ankara đang tìm kiếm khí đốt ở vùng biển Hy Lạp và Síp.

Tổng thống Donald Trump đã ký một danh sách các biện pháp trừng của Mỹ do Ngoại trưởng Mike Pompeo khuyến nghị, theo tiết lộ của một nguồn tin đáng tin cậy. Tuy nhiên không rõ các biện pháp trừng phạt sẽ bao gồm những gì.

Các biện pháp trừng phạt sẽ được áp dụng theo Đạo luật Chống lại kẻ thù của Mỹ thông qua trừng phạt, được gọi là CAATSA.

Ankara lập luận rằng hệ thống phòng không là nhu cầu cấp thiết trong bối cảnh xung đột quân sự đang gia tăng, đồng thời cho biết các đồng minh bao gồm Mỹ đã không đưa ra bất kỳ lựa chọn thay thế nào cho nước này.

Quyết định mua S-400 của Thổ Nhĩ Kỳ đã phải trả giá đắt: nước này về cơ bản đã bị trục xuất khỏi chương trình F-35 do Mỹ dẫn đầu. Đồng thời, các biện pháp trừng phạt của Mỹ có thể gây hại cho nền kinh tế Thổ Nhĩ Kỳ đang vật lộn với suy thoái do COVID-19 gây ra, lạm phát hai con số và dự trữ ngoại hối cạn kiệt trầm trọng.

Tuy nhiên, một quan chức cấp cao của Thổ Nhĩ Kỳ cho biết các biện pháp trừng phạt sẽ phản tác dụng và làm tổn thương quan hệ giữa hai thành viên NATO.

Hai bên cũng mâu thuẫn về sự hỗ trợ của Mỹ đối với các chiến binh người Kurd ở Syria mà Thổ Nhĩ Kỳ coi là khủng bố.

“Các biện pháp trừng phạt sẽ không đạt được kết quả mà còn phản tác dụng. Họ sẽ làm tổn hại các mối quan hệ”, “Thổ Nhĩ Kỳ ủng hộ giải quyết những vấn đề này bằng ngoại giao và đàm phán”. “Chúng tôi sẽ không chấp nhận những áp đặt một chiều”, quan chức này cho biết.

Giới chuyên môn cho rằng, quyết định trừng phạt lần này sẽ có tác động vượt xa Thổ Nhĩ Kỳ, gửi thông điệp đến các đối tác của Mỹ trên thế giới về việc cân nhắc mua thiết bị quân sự của Nga.

Mối quan hệ giữa Thổ Nhĩ Kỳ với Mỹ và EU trước đó cũng đã có dấu hiệu rạn nứt khi nước này xảy ra xung đột với Síp và Hy Lạp về ranh giới hàng hải ở phía đông biển Địa Trung Hải.

leftcenterrightdel
Tàu khoan Yavuz của Thổ Nhĩ Kỳ ở phía Đông Địa Trung Hải . Ảnh: Reuters

Các nhà lãnh đạo EU hôm thứ Năm đã đồng ý chuẩn bị các biện pháp trừng phạt hạn chế đối với các cá nhân ở Thổ Nhĩ Kỳ về vấn đề tranh chấp thăm dò năng lượng của Ankara với Hy Lạp và Síp.

Thổ Nhĩ Kỳ cho biết họ đang hoạt động tại các vùng biển trên thềm lục địa của riêng mình hoặc các khu vực mà người Síp gốc Thổ Nhĩ Kỳ có quyền. Tổng thống Erdogan hôm thứ Tư cho biết ông không lo ngại về bất kỳ biện pháp trừng phạt nào mà khối có thể áp đặt.

Năm 2011, chính phủ Síp được quốc tế công nhận đã bắt đầu thăm dò khí đốt tự nhiên với một công ty Mỹ bất chấp cảnh báo từ Thổ Nhĩ Kỳ, nước không công nhận tình trạng bị chia cắt của hòn đảo và yêu cầu quyền thăm dò.

Căng thẳng bùng phát vào tháng 8 khi Ankara cử một tàu thăm dò địa chấn vào vùng đặc quyền kinh tế của Síp và cả vùng biển mà Hy Lạp tuyên bố chủ quyền. EU, dẫn đầu là Đức, đã cố gắng đàm phán để giải quyết nhưng không thành công.

Hà Huyền (Theo SCMP)