Ngày 1/7, Nhật Bản đã phóng thành công tên lửa đẩy H3 thế hệ mới mới mang theo vệ tinh quan sát mặt đất Satellite-4 (Tiên tiến-4, còn gọi là Daichi-4).

Tên lửa H3 thứ 3, sản xuất trong nước, đã cất cánh từ Trung tâm vũ trụ Tanegashima, tỉnh Kagoshima lúc 12h06'. Vệ tinh đã tách thành công khoảng 16 phút sau khi phóng, ở độ cao khoảng 613 km.

Theo Cơ quan Thám hiểm Hàng không Vũ trụ Nhật Bản (JAXA), tín hiệu từ vệ tinh quan sát mặt đất Tiên tiến-4, đã được thu tại Trạm vệ tinh Santiago, Chile lúc 12h59’ cùng ngày và chế độ thu nhận năng lượng mặt trời của vệ tinh này được xác nhận hoạt động bình thường.

leftcenterrightdel
 Tên lửa đẩy hạng nặng thế hệ mới H3 của Nhật Bản. Nguồn: JAXA.

Việc phóng tên lửa H3, phiên bản kế nhiệm của tên lửa H2A đang khai thác của Nhật Bản, diễn ra trong bối cảnh Tokyo đang tìm cách giành chỗ đứng trong lĩnh vực phóng vệ tinh ngày càng cạnh tranh.

Vụ phóng ban đầu được lên kế hoạch vào ngày 30/6 nhưng đã bị hoãn lại do dự báo thời tiết xấu.

leftcenterrightdel
 Video diễn biến vụ phóng vệ tinh ngày 1/7 của Nhật Bản. Nguồn: JAXA.

Vụ phóng tên lửa đầu tiên số 1 đã kết thúc trong thất bại vào tháng 3/2023. Nó được lệnh tự hủy vài phút sau khi phóng do động cơ tầng thứ hai không khởi động.

Tên lửa H3 số 2 được phóng thành công vào tháng 2 nhưng chỉ mang theo một vệ tinh mô phỏng.

leftcenterrightdel
 Vệ tinh Tiên tiến-4 được tích hợp vào khoang chứa gắn trên đỉnh tên lửa đẩy H3. Nguồn: JAXA.

Vệ tinh được tên lửa H3 số 3 mang theo dự kiến sẽ thực hiện sứ mệnh quan sát các khu vực bị thiên tai và theo dõi sự biến đổi của mặt đất do hoạt động núi lửa hoặc động đất gây ra.

Thông qua việc sử dụng radar, vệ tinh có thể thu được hình ảnh ngay cả trong điều kiện thời tiết xấu và ban đêm.

Với phạm vi phủ sóng rộng, vệ tinh Tiên tiến-4 được kỳ vọng sẽ góp phần phát hiện sớm các chuyển động bất thường như thay đổi hoạt động núi lửa, sụt lún đất và lở đất.

leftcenterrightdel
Tên lửa đẩy H3 rời khỏi bệ phóng. Nguồn: JAXA.

Tên lửa nhiên liệu lỏng H3 được JAXA và công ty điện tử Mitsubishi Electric đồng phát triển để phục vụ như phương tiện phóng hạng nặng thế hệ tiếp theo của Nhật Bản.

Theo JAXA, tên lửa đẩy H3 dễ sử dụng, có tính linh hoạt và độ tin cậy cao, đặc biệt chi phí phóng thấp hơn giá đáng kể so với H2A.

Việc khai thác tên lửa đẩy H2A dự kiến sẽ kết thúc vào năm tài chính 2024 với tên lửa cuối cùng sử dụng mang số 50 và H3 dự kiến sẽ thay thế hoàn toàn vào năm tài chính 2025.

leftcenterrightdel
 Vệ tinh quan sát Tiên tiến-4 được phóng bởi tên lửa đây H3 ngày 1/7. Nguồn: JAXA.

Tên lửa H3 cũng sẽ được sử dụng trong chương trình thám hiểm Mặt Trăng Artemis do Mỹ dẫn đầu, trong đó các phi hành gia Nhật Bản dự kiến sẽ được đưa lên bề mặt Mặt trăng, cũng như tham gia các cuộc thám hiểm các mặt trăng của sao Hỏa để thu thập mẫu vật cùng với các phi hành gia Mỹ.

Văn Phong/Kyodo