Sĩ quan quân đội đã nghỉ hưu và chuyên gia đạn dược Thổ Nhĩ Kỳ Engin Yigit cho biết, từ các hình ảnh hiện trường vụ nổ, rất có khả năng cuộc tấn công được thực hiện bằng bom Mark 84 (MK-84) nặng 910 kg được gắn bộ điều khiển quỹ đạo JDAM sử dụng hệ thống định vị vệ tinh toàn cầu (GPS)  kết hợp cánh lượn, thiết bị biến nó thành quả bom thông minh dẫn đường chính xác.

Ông lưu ý, vụ nổ không tạo ra miệng hố tại hiện trường.

“JDAM là một bộ công cụ cho phép đưa quả bom đến mục tiêu một cách chính xác. Khi được gắn thiết bị này, quả bom trở nên thông minh và cung cấp khả năng tấn công có độ chính xác cao.”, ông Yigit nói.

Theo chuyên gia Yigit, có một loại cầu chì cảm biến kích nổ quả bom khi va chạm, trong khi loại khác cho phép bom phát nổ ở thời điểm và độ cao mong muốn trước khi va chạm.

Ông Yigit nói, bom có ngòi nổ cận đích, tạo ra vụ nổ trong không trung, do vậy có thể không tạo ra hố bom khi phát nổ, như trường hợp vụ tấn công ở bệnh viện Al-Ahli ở Gaza tối hôm 17/10.

leftcenterrightdel
 Vụ nổ không tạo miệng hố dưới mặt đất. Ảnh: Ali Jadallah / AA / Getty.

Trong khi một chuyên gia quân sự bác bỏ tuyên bố của quân đội Israel nói, vụ tấn công là do một tên lửa bắn từ bên trong Gaza, gọi đó là phi thực tế; cho rằng, nếu nó được bắn từ Gaza thì hệ thống phòng không Iron Dome (Vòm sắt) của Israel sẽ phải được kích hoạt.

Ông Murat Aslan tại Quỹ Nghiên cứu Chính trị, Kinh tế và Xã hội Thổ Nhĩ Kỳ (SETA) và Phó giáo sư tại Đại học Hasan Kalyoncu- Thổ Nhĩ Kỳ, cho biết, có thể điều khiển để quả bom phát nổ cách mặt đất 50-100 m, giúp tăng phạm vi sát  thương.

“Điều này làm tăng phạm vi tác động của vụ nổ. Nhìn vào khu vực bị ảnh hưởng bởi vụ nổ và dấu vết để lại trên mặt đất sau vụ nổ trong cuộc tấn công vào bệnh viện Al-Ahli ở Gaza, có thể cho rằng quả đạn này đã được cài đặt phát nổ sớm nhằm đạt được một vụ nổ trong không trung để có tác động lớn hơn.”, ông Aslan nhận định.

Khi được hỏi về tuyên bố của quân đội Israel nói cuộc tấn công là do một vụ phóng rốc két thất bại được Jihad bắn từ Gaza, giống như quan điểm của chuyên gia Yigit, ông Aslan cho rằng, Jihad sẽ rất khó thực hiện một cuộc tấn công chính xác có khả năng gây thiệt hại lớn như vậy mà không bị hệ thống phòng không của Israel đánh chặn.

leftcenterrightdel
 Bom dẫn đường Mark 84 (MK-84) JDAM. Nguồn: AA.

Ông Aslan nhấn mạnh, khả năng cao là quả bom dùng trong vụ tấn công được thả từ máy bay chiến đấu. Và để đưa ra tuyên bố dứt khoát, cần thiết phải kiểm tra và nghiên cứu các mảnh đạn tại hiện trường.

Chuyên gia quân sự Nga Alexey Leonkov nói, các đoạn video từ Dải Gaza chứng minh rằng, Không quân Israel là thủ phạm không kích vào bệnh viện Al-Ahli. Quả đạn rất có thể là bom GBU-31 JDAM, bằng chứng là sức mạnh của vụ nổ và âm thanh đặc trưng khi quả bom này phát nổ.

“Trong cuộc xung đột này, chúng tôi đã xem rất nhiều đoạn video cho thấy phía Israel phá hủy hoàn toàn những tòa nhà. Có những đoạn video về các vụ không kích ban đêm, và dựa trên tính chất của vụ nổ có thể khẳng định rằng, đây chính là loại bom đã phát nổ ở bệnh viện. Trong những vụ không kích như vậy người ta thường sử dụng loại bom thông minh có bộ điều khiển quỹ đạo JDAM với hệ thống kích hoạt cầu chì cảm biến vào thời điểm nhất định để xuyên qua trần nhà. Gần đây, một lô JDAM lớn đã được chuyển đến Israel.”, chuyên gia Leonkov nói.

Chuyên gia coi giả thuyết của Israel về việc bệnh viện bị trúng một quả rocket bắn nhầm từ phiến quân vũ trang Hồi giáo Jihad của Palestine là vô căn cứ.

leftcenterrightdel
 So sánh tiếng rít trong 1 vụ ném bom MK-84 với vụ nổ ở BV Al-Ahli/ AA.

“Các nhóm Hồi giáo vũ trang Hamas hay Jihad chưa bao giờ có đạn dược với sức công phá mạnh đến mức có thể phá hủy toàn bộ tòa nhà. Họ chế tạo rốc két cỡ nòng nhỏ; bạn không thể đặt chất nổ lớn ở đó đủ để san phẳng một tòa nhà. Nếu họ có sẵn vũ khí như vậy, tại sao trước đây họ chưa từng sử dụng nó?”, chuyên gia lưu ý.

Ông Leonkov cho biết thêm, trên các đoạn video về vụ không kích có thể nghe rõ âm thanh của quả bom đang đến gần, đặc trưng âm thanh như vậy của bom GBU-31 từng được ghi lại trên nhiều đoạn video về những vụ không kích có sử dụng loại đạn này.

Cuộc tấn công của Israel vào bệnh viện Baptist Al-Ahli đã giết chết ít nhất 471 nạn nhân, theo số liệu chốt của Bộ Y tế Palestine tại Gaza.

Xung đột Hamas – Palestine khởi phát vào sáng sớm ngày 7/10 khi Hamas khởi xướng chiến dịch tấn công bất ngờ trên nhiều hướng bao gồm một loạt vụ phóng tên lửa và xâm nhập vào Israel bằng đường bộ, đường biển và đường hàng không, giết chết 1.300 người Israel, bắt cóc khoảng gần 200 người khác, chủ yếu là dân thường.

Ngay sau đó quân đội Israel đã thực hiện chiến dịch tấn công trả đũa nhằm vào các mục tiêu của Hamas ở Dải Gaza.

Choi đến nay, ít nhất 3.478 người Palestine đã thiệt mạng trong khi số người chết phía Israel lên hơn 1.400 người.

Văn Phong/Dailysabah, Sputnik