Giải quyết tranh chấp bằng ngoại giao

Điện Kremlin kêu gọi chấm dứt ngay lập tức các hành động thù địch ở Nagorno-Karabakh và chuyển giải quyết tranh chấp theo kênh chính trị-ngoại giao, Dmitry Peskov, thư ký báo chí của Tổng thống Nga, nói với các phóng viên.

Chúng tôi tiếp tục chăm chú theo sát tình hình, chúng tôi tin rằng các hành động thù địch cần được chấm dứt ngay lập tức và quá trình giải quyết cuộc xung đột nói chung, cũng như hậu quả của tình hình gia tăng căng thẳng hiện nay cần được chuyển theo hướng sử dụng các biện pháp chính trị và ngoại giao", - ông Peskov nói.

leftcenterrightdel
Vùng lãnh thổ Nagorno-Karabakh. Ảnh: GM. 

Ông lưu ý rằng tình hình trên tuyến tiếp xúc ở khu vực Nagorno-Karabakh là "nguyên nhân gây ra mối quan ngại nghiêm trọng của Matxcơva và nhiều nước khác".

Ngay từ những giờ đầu tiên sau khi tình hình trở nên trầm trọng hơn, Ngoại trưởng Lavrov đã tiếp xúc với cả hai đồng nghiệp từ Yerevan và Baku. Ngoài ra, theo sáng kiến của phía Armenia, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã có cuộc điện đàm với Thủ tướng Armenia.", ông Peskov cho biết thêm.

Xung đột leo thang

Giao tranh nổ ra từ 27/9 và nhanh chóng leo thang giữa Azerbaijan và vùng núi Nagorno-Karabakh khi hai bên tấn công nhau bằng tên lửa và pháo. Đây được coi là giai đoạn khốc liệt nhất của cuộc xung đột kéo dài hàng thập kỉ trong hơn một phần tư thế kỉ, al-Arabiya đưa tin.

leftcenterrightdel
Xung đột nhanh chóng leo thang với những vũ khí hạng nặng được các bên sử dụng. Ảnh: EPA-EFE/ARMENIA DEFENSE.

Bộ Quốc phòng Azerbaijan tuyên bố các lực lượng Armenia đã nã pháo vào thị trấn Tartar, trong khi các quan chức Armenia cho biết cuộc giao tranh vẫn tiếp diễn qua đêm và Baku đã tiếp tục "các hoạt động tấn công" vào buổi sáng.

Khu vực ly khai Nagorno-Karabakh cho biết hôm thứ Hai, 28/9, ít nhất 26 quân nhân của họ đã thiệt mạng trong các cuộc giao tranh với lực lượng của Azerbaijan.
Các quan chức quân sự Azerbaijan nói với hãng thông tấn Interfax, hơn 550 quân Armenia đã bị "tiêu diệt (bao gồm cả những người bị thương)" trong một tuyên bố mà Armenia bác bỏ.

Theo các quan chức ở vùng Nagorno-Karabakh, 58 quân nhân thuộc phe của họ đã thiệt mạng cho đến nay. Bộ Quốc phòng của Nagorno-Karabakh vào Chủ nhật, 27/9 cũng báo cáo hai thường dân thiệt mạng, là phụ nữ và trẻ em.

leftcenterrightdel

Cuộc chiến đã cướp đi sinh mạng của hơn 20.000 người Azerbaijan, trong khi gần một triệu người Azerbaijan phải di tản trong nước và 4.000 người mất tích. Cuộc chiến toàn diện đã dừng lại vào năm 1994, nhờ lệnh ngừng bắn, nhưng vùng Nagorno-Karabakh của Azerbaijan và 7 quận xung quanh vẫn bị Armenia chiếm đóng/Report.Az.

Khoảng 200 binh sĩ đã bị thương, nhưng nhiều người chỉ bị thương nhẹ và đã trở lại hoạt động, Bộ Quốc phòng Armenia cho biết. Chính quyền Azerbaijan cho biết 9 dân thường thiệt mạng và 32 người bị thương về phía họ. Tổng thống Azerbaijan Ilham Aliyev hôm Chủ nhật cho biết, lực lượng của Baku cũng có tổn thất, nhưng ông không nói rõ.

TASS đưa tin, vào ngày 27/9, Baku nói rằng Armenia đã pháo kích vào các vị trí của quân đội Azerbaijan và đến lượt Yerevan, tuyên bố rằng Lực lượng vũ trang của Azerbaijan đã tiến hành một cuộc tấn công vào Nagorno-Karabakh, pháo kích vào các khu định cư trong khu vực, bao gồm cả thủ đô Stepanakert. Cả hai bên đều báo cáo thương vong, bao gồm cả thương vong dân sự. Cả Armenia và Azerbaijan đều tuyên bố thiết quân luật và điều động quân sự. 

Can thiệp từ nước ngoài

Ngay sau khi chiến sự nổ ra ở Nagorno-Karabakh hôm 27/9, tổ chức SOHR có trụ sở tại Anh dẫn "nguồn tin rất đáng tin cậy" cho biết, một nhóm khoảng 300 lính đánh thuê người Syria đã được Thổ Nhĩ Kỳ đưa tới Azerbaijjan.

Trong một diễn biến khác, Yerevan tuyên bố sẽ sử dụng tên lửa Iskanders nếu Thổ Nhĩ Kỳ bắt đầu sử dụng máy bay F-16 ở Nagorno-Karabakh, Đại sứ Armenia tại Nga Vardan Toganyan nói với Sputnik.

leftcenterrightdel

Azerbaijan cáo buộc Armenia sử dụng lính đánh thuê. Ảnh: trend.az.

Nagorno-Karabakh rộng khoảng 4.400 km2, là khu vực ở vùng núi Caucasus, giáp với Armenia. Theo TASS, vùng cao nguyên Nagorno-Karabakh, từng là một phần của Azerbaijan trước khi Liên Xô tan rã, nhưng chủ yếu là dân tộc Armenia sinh sống. Xung đột giữa Armenia và Azerbaijan nổ ra vào tháng 2/1988 sau khi Khu tự trị Nagorno-Karabakh (Cộng hòa Artsakh) tuyên bố rút khỏi Cộng hòa Azerbaijan. 

Vào năm 1992-1994, căng thẳng bùng lên và bùng phát thành hành động quân sự quy mô lớn nhằm giành quyền kiểm soát vùng đất và 7 vùng lãnh thổ liền kề sau khi Azerbaijan mất quyền kiểm soát chúng. Các cuộc đàm phán về khu định cư Nagorno-Karabakh đã diễn ra từ năm 1992 dưới sự điều hành của Nhóm OSCE Minsk, do ba đồng chủ tịch - Nga, Pháp và Hoa Kỳ dẫn đầu.

Huy Anh