Răn đe chiến lược trên không

Song song với việc phát triển máy bay ném bom chiến lược thế hệ thức 6 PAK DA hoàn toàn mới, Nga đã hiện đại hóa sâu "Gấu bay" già nua Tu-95, đối thủ của pháo đài bay B-52. Máy bay mang tên lửa được hiện đại hóa Tu-95MSM vừa thực hiện chuyến bay đầu tiên tại sân bay Taganrog, Yuri Slyusar, chào mừng khai mạc Diễn đàn Kỹ thuật- Quân sự Quốc tế Army 2020, Sputnik dẫn thông tin từ Tổng giám đốc Tập đoàn Sản xuất máy bay Thống Nhất Nga, Yuri Slyusar.

Tupolev Tu-95 (NATO định danh là 'Bear') được Liên Xô chế tạo trong Chiến tranh Lạnh, phục vụ từ năm 1956, trọng lượng rỗng 90 tấn, đầy tải 171 tấn, tầm bay 15.000 km. Tu-95 sử dụng 4 động cơ cánh quạt Kuznetsov, cho tốc độ 925 km/h, là loại máy bay ném bom chiến lược sử dụng động cơ tuốc bin cánh quạt duy nhất từng hoạt động.

leftcenterrightdel
Tu-95 là máy bay ném bom chiến lược, được Liên Xô  phát triển trong chiến tranh lạnh, khai thác năm 1956. Ảnh: Vitaly V Kuzmin/Twitter.

Biến thể Tu-95RT đảm nhận nhiệm vụ tuần tra biển, nhắm đến mục tiêu tàu chiến, nhất là hàng không mẫu hạm, từng khiến Mỹ và NATO ngán ngại và là một biểu tượng của Chiến tranh Lạnh.

Tupolev Tu-95 đã là một phần trong thành phần răn đe chiến lược trên không của Nga trong nhiều thập kỷ. Cùng với Tupolev Tu-160 'Thiên nga trắng', Tu-95 trở thành xương sống của bộ ba hạt nhân răn đe trên không của Nga. Máy bay ném bom kỳ cựu, được giới thiệu lần đầu tiên vào năm 1956, có thể được trang bị vũ khí lên tới 15 tấn, bao gồm cả tên lửa hành trình, để tấn công các mục tiêu trên bộ và trên biển. 

leftcenterrightdel
Phiên bản hiện đại hóa sâu Tu-95MSM vừa thực hiện chuyến bay thử đầu tiên ngày 22/8, ngay trước khai mạc Diễn đàn kỹ thuật- quân sự Army 2020. Ảnh: flickr.

Bất chấp tuổi đời của nó, Lực lượng Hàng không vũ trụ Nga không có kế hoạch cho nghỉ hưu loại máy bay kỳ cựu này. Với những chiếc Tu-95 nâng cấp, dự kiến sẽ phục vụ ít nhất đến năm 2040, tuổi đời trùng với B-52 của Mỹ.

Tuy nhiên, xét về độ bền bỉ, Tu-95 được nói vượt trội hơn B-52. Tính đến năm 2018, trong số trên 500 chiếc Tu-95 được chế tạo, chỉ có 13 chiếc bị mất do tai nạn, chiếm 2,6% số máy bay được chế tạo, trong khi B-52 có tỷ lệ tai nạn lên tới 12,6% số máy bay được chế tạo.

Sức mạnh sau nâng cấp sâu!

Tổng giám đốc Tập đoàn Sản xuất máy bay Thống Nhất Nga, Yuri Slyusar tiết lộ, Tu-95MSM đã được nâng cấp sâu giúp khả năng chiến đấu của máy bay tăng gấp đôi.

leftcenterrightdel
Tên lửa Kh-101, vũ khí uy lực của Tu-95MSM. Ảnh: grabcad.

Theo báo cáo, Tu-95MSM đã lắp đặt các hệ thống mới, bao gồm trang bị radar mảng pha hoàn toàn mới, một hệ thống điều khiển bay mới và tổ hợp phòng thủ Meteore-NM2, có khả năng gây nhiễu radar trên mặt đất và trên máy bay của đối phương. 

Hơn nữa, biến thể Bear “mới” có hệ thống hiển thị thông tin SOI-021 mới, động cơ phản lực cánh quạt Kuznestsov NK-12MPM nâng cấp công suất mạnh nhất thế giới 15.000 mã lực. Động cơ tinh chỉnh giúp tăng tầm hoạt động của máy bay và giảm một nửa mức độ rung của động cơ; đồng thời cho phép cải thiện đặc tính cất cánh và tăng khả năng chịu tải của máy bay.

Tiết lộ của Yuri Slyusar, Tu-95MSM hiện đại hóa đáng tin cậy hơn, đã cải thiện các đặc điểm cất cánh và hạ cánh, cải thiện độ chính xác của điều hướng, với những nâng cấp dự kiến sẽ kéo dài tuổi thọ của khung máy bay đáng kể.

Vũ khí chủ lực của Tu-95MSM là 14 tên lửa hành trình Kh-101, mang đầu đạn 400-450 kg, gồm đầu đạn nổ mạnh, xuyên giáp cao,.. Kh-101 dài 7,45 m, đường kính 0,51 m, nặng 2,4 tấn, tốc độ Mach 0,78. Theo Sputnik, Kh-101 có khả năng mang hạt nhân của Nga có tầm bắn ước tính từ 5.000-10.000 km, tiết diện radar thấp khoảng 0,01 m2 và độ chính xác trong khoảng 6-10 m, không tính cảm biến quang học hoặc hệ thống hồng ngoại hình ảnh cho phép nó nhắm mục tiêu mục tiêu di động nhỏ.

leftcenterrightdel
Tu-95MSM có thể mang theo 14 tên lửa Kh-101. Ảnh: Air Force Freak/Twitter.

Kh-101 được thiết kế để đánh bại các hệ thống phòng không bằng cách sử dụng vật liệu tổng hợp hấp thụ radar và cấu hình bay linh hoạt 30- 10.000 m, bay ở độ cao thấp, ôm sát địa hình để tránh hệ thống radar.

Đối với điều hướng tầm trung, nó sử dụng hệ thống hiệu chỉnh điện quang sử dụng bản đồ địa hình được lưu trữ trong máy tính bên trong tên lửa để thực hiện cập nhật so sánh địa hình bằng ảnh, cũng như dẫn đường quán tính và vệ tinh GLONASS của Nga. 

Ở giai đoạn cuối, tên lửa sử dụng thiết bị tìm kiếm hồng ngoại hình ảnh TV để dẫn đường. 

Huy Anh