Hôm 23/3, chính quyền Pháp đã bắt giữ 457 người trong các cuộc biểu tình với khoảng hơn 1 triệu người tham gia trên toàn quốc phản đối kế hoạch điều chỉnh tăng tuổi nghỉ hưu thêm 2 năm, từ 62 lên 64 tuổi, của Tổng thống Pháp Emmanuel Macron, khi các tổ chức công đoàn tiếp tục kêu gọi biểu tình mạnh mẽ hơn.

Biểu tình có chiều hướng lan rộng khi Tổng thống Pháp Macron tỏ rõ sự không nhượng bộ trong một cuộc phỏng vấn trên truyền hình một ngày trước đó.

Phát biểu với báo chí, Bộ trưởng Nội vụ Pháp Gerald Darmanin cho biết, người biểu tình đã đốt lửa trên khắp thủ đô Paris hôm 23/3 với 903 đám lửa được ghi nhận.

leftcenterrightdel
 Đã xảy ra đụng độ giữa người biểu tình và cảnh sát. Ảnh: Reuters.
leftcenterrightdel
  Các tổ chức công đoàn tiếp tục kêu gọi biểu tình mạnh mẽ hơn. Ảnh: Reuters.

Trong khi có tới 441 nhân viên thuộc lực lượng an ninh đã bị thương trong các cuộc đụng độ trong ngày biểu tình bạo lực nhất kể từ khi chúng khởi sự vào tháng Giêng.

“Có rất nhiều cuộc biểu tình và một số đã biến thành bạo lực, đặc biệt là ở Paris.”, ông Darmanin cho biết vào sáng 24/3.

Theo Al Jazeera, đã có hơn 200 cuộc biểu tình và đình công trên khắp nước Pháp. Trong khi phần lớn trong số đó diễn ra ôn hòa, thì một số chuyển hướng thành bạo lực nghiêm trọng, nơi cảnh sát và những người biểu tình quá khích đụng độ trong hỗn loạn.

leftcenterrightdel
  Phần lớn các cuộc biểu tình diễn ra trong ôn hòa. Ảnh: Reuters.
leftcenterrightdel
  Nhưng một số cuộc biểu tình đã xảy ra bạo lực. Ảnh: Reuters.

Cảnh sát đã cảnh báo các nhóm “theo chủ nghĩa vô chính phủ” dự kiến sẽ xâm nhập vào cuộc tuần hành ở Paris và những người đàn ông trẻ tuổi mặc áo đen, mang mũ trùm đầu và bịt khẩu trang đã được nhìn thấy đập phá các cửa hàng và đốt phá trên đường phố.

Chính trị gia Darmanin, một người theo đường lối cứng rắn cánh hữu trong chính phủ của Tổng thống Macron, đã bác bỏ lời kêu gọi của những người biểu tình rút lại cải cách tuổi nghỉ hưu mà Quốc hội đã thông qua vào tuần trước.

“Tôi không nghĩ chúng ta nên rút lại luật này vì bạo lực. Như vậy chẳng khác vô chính phủ. Chúng ta nên chấp nhận một cuộc tranh luận xã hội dân chủ, nhưng không phải thể hiện bằng bạo lực.”, ông Darmanin nói.

leftcenterrightdel
  Hàng trăm đám lửa đã được nhóm người quá khích nhóm lên trên khắp đường phố Paris. Ảnh: Reuters.
leftcenterrightdel
  Lực lượng an ninh được tăng cường. Ảnh: Reuters.

Không chỉ ở Paris, vào ngày 23/3, lửa đã bùng lên ở lối vào Tòa thị chính ở phía tây nam thành phố Bordeaux trong các cuộc đụng độ.

Trong khi phần đông chính trị gia thuộc các đảng phái chính trị của Pháp hôm 24/3 đã lên án bạo lực, nói điều đó là không thể chấp nhận, thì một số cho rằng, đây là chiều hướng tất yếu khi người dân biểu tình thể hiện thái độ ôn hòa lâu nay nhưng không được lắng nghe, cuối cùng họ buộc phải dùng đến các ‘chiêu thức’ khác, bao gồm bạo lực, để được chú ý.

leftcenterrightdel
 Cảnh sát cảnh báo sự xuất hiện của nhóm người quá khích theo chủ nghĩa vô chính phủ. Ảnh: Reuters.
leftcenterrightdel
 Có hơn 900 đám lửa trên đường phố Paris hôm 23/3. Ảnh: Reuters.

Trong khi đó, các tổ chức công đoàn đã kêu gọi gia tăng các cuộc đình công và biểu tình vào ngày 28/3, trùng thời điểm chuyến thăm cấp nhà nước tới Pháp của Nhà vua Anh, Charles III, chuyến công du quốc tế đầu tiên của ông kể từ khi lên ngôi vào tháng 9 năm ngoái.

Hôm 24/3, lãnh đạo Liên minh công đoàn dân chủ Pháp (CFDT) Laurent Berger, cho biết, ông đã nói chuyện với một phụ tá của Tổng thống Macron và đề nghị tạm dừng thực thi luật lương hưu mới trong 6 tháng.

“Đây là thời điểm để nói hãy lắng nghe, hãy tạm dừng mọi thứ lại, hãy đợi sáu tháng. Điều đó sẽ giúp mọi thứ dịu xuống.”, ông Berger bày tỏ.

Trước diễn biến tại Pháp, Chính phủ Iran đã kêu gọi Paris lắng nghe người biểu tình và tránh mọi nguy cơ dẫn đến bạo lực.

Văn Phong/Aljazeera