“Cuộc đua” vaccine ngừa COVID-19 trên thế giới
Cập nhật lúc 08:55, Thứ ba, 08/09/2020 (GMT+7)
Về vaccine ngừa COVID-19, các Quốc gia thành viên Liên minh châu EU sẽ nhận được những liều vaccine đầu tiên vào cuối năm nay. Hiện tại, nhiều Quốc gia trên thế giới đang tăng tốc sản xuất vaccine cũng như lên kế hoạch dự tính mua hàng chục triệu liều vaccine.
Tính đến 6h hôm nay (8/9), theo Worldometers,thế giới ghi nhận 27.475.333 ca nhiễm COVID-19, 896.308 ca tử vong và 19.562.676 bệnh nhân bình phục.
Trong 24h qua, Bắc Mỹ có thêm 32.137 ca nhiễm và 571 ca tử vong. Tại Mỹ - Quốc gia chịu ảnh hưởng nặng nề nhất bởi COVID-19 với 6.485.228 ca nhiễm và 192.279 ca tử vong.
Nam Mỹ ghi nhận 27.377 trường hợp mắc mới. Tại Brazil, ghi nhận 10.188 ca nhiễm COVID-19, nâng tổng số ca nhiễm lên 4.147.794 và 126.960 ca tử vong.
Kể từ khi dịch COVID-19 bùng phát tại Cuba vào tháng 3 đến nay, tổng số bệnh nhân ở Quốc gia Caribbean đã lên tới 4.352 ca, trong đó có 102 ca tử vong.
|
|
Nhiều Quốc gia trên thế giới đang tăng tốc nghiên cứu vắc-xin ngừa COVID-19. |
Là Quốc gia chịu thiệt hại nhiều nhất khu vực, Ấn Độ ghi nhận với 4.277.584 ca nhiễm, 72.816 ca tử vong. Số ca nhiễm mới đã giảm nhiệt nhưng số ca mắc và tử vong trong ngày vẫn ở mức cao nhất thế giới.
Tại Ấn Độ, ghi nhận 4.277.584 ca nhiễm và 72.816 ca tử vong. Ấn Độ đang là nước có số ca mắc và tử vong trong ngày vẫn ở mức cao nhất thế giới.
Trong 24 giờ qua, Israel ghi nhận thêm 3.331 ca nhiễm mới, 7 ca tử vong, nâng tổng số người mắc bệnh lên 133.975, trong đó có 1.026 người tử vong.
Trong 24h qua, Châu Âu ghi nhận 25.863 ca nhiễm mới và 262 ca tử vong, nâng tổng số ca nhiễm và tử vong lên lần lượt là 3.830.835 và 210.279. Tại Anh ghi nhận số ca nhiễm mới cao với 2.948 ca, 41.554 ca tử vong.
Ngày 7/9, Pháp có thêm 4.203 ca nhiễm COVID-19, nâng tổng số ca nhiễm lên 328.980 ca và 30.726 ca tử vong. Châu Phi phát hiện 1.311.821 ca nhiễm và 31.573 ca tử vong do COVID-19. Morocco ghi nhận 73.780 ca nhiễm COVID-19và 1.394 ca tử vong.
Ủy ban châu Âu EC dự kiến, các Quốc gia thành viên Liên minh châu EU sẽ nhận được những liều vaccine ngừa COVID-19 đầu tiên vào cuối năm nay.
Bà Gallina - Phó Tổng vụ trưởng về Y tế và An ninh Lương thực của EC cho biết, vào khoảng giữa tháng 4/2021, vaccine phòng COVID-19 sẽ được cung cấp rộng rãi tại Châu Âu. EC đã đàm phán với các hãng dược phẩm và hợp đồng đầ tiên với số lượng 300 triệu liều và lựa chọn bổ sung 100 triệu liều vaccine.
Indonesia dự tính dành 37.000 tỷ Rupiah (2,51 tỷ USD) cho một chương trình phát triển vaccine kéo dài nhiều năm và đã dành 3.700 tỷ Rupiah (251 triệu USD) để thanh toán trước cho hợp đồng mua vaccine ngừa bệnh viêm đường hô hấp cấp COVID-19. Indonesia sẽ mua 30 triệu liều vaccine G42 trong năm nay và 290 triệu liều vaccine Sinovac trong năm tới.
Trợ lý Tổng Giám đốc Tổ chức Y tế thế giới WHO - Mariangela Simao đang làm việc với Trung Quốc về những yêu cầu cấp phép quốc tế đối với bất cứ loại vaccine ngừa COVID-19.
Bà Simao phát biểu tại một cuộc họp ở Thụy Sỹ: “Văn phòng WHO ở Trung Quốc và trụ sở của WHO đang làm việc với các cơ quan chức năng ở Trung Quốc. Chúng tôi đang tiếp xúc trực tiếp để chia sẻ thông tin và những yêu cầu cấp phép quốc tế đối với vaccine”.
Sáng 8/9, đã 6 ngày không có ca mắc COVID-19 ở cộng đồng. Bản tin 6h của Ban Chỉ đạo Quốc gia Phòng chống dịch COVID-19 cho biết, không có ca mắc mới COVID-19 được ghi nhận.
Hiện, đã có 854 người bệnh COVID-19 được chữa khỏi. Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP.HCM (HCDC) vừa có hướng dẫn giám sát y tế đối với người từ Đà Nẵng đến TP.HCM .
Theo đó, tất cả những người rời khỏi TP Đà Nẵng từ 0h ngày 5/9/2020 phải khai báo y tế, tự theo dõi sức khỏe trong 14 ngày |
Huân Thu