Trong tương lai, cơ sở hạ tầng mới này có thể biến vệ tinh tự nhiên của chúng ta thành “lục địa thứ tám”- nơi có thể xây dựng các thành phố trên bề mặt Mặt Trăng. ESA cho biết dự án mang tên là Moonlight (Ánh Trăng) với sự hỗ trợ của trạm vũ trụ Lunar Gateway cùng các cơ quan làm nhiệm vụ trên mặt Trăng và sự tham gia của nhiều nhà thám hiểm.

Ông David Parker- Giám đốc của ESA chia sẻ với báo chí: “Chúng ta đang bước vào một giai đoạn mới – một giai đoạn mà con người có khả năng khám phá được "lục địa thứ tám”. Mặt Trăng là một kho lưu trữ 4,5 tỉ năm lịch sử của Hệ Mặt Trời nhưng chúng ta hầu như chưa hiểu hết những bí mật về nó. Với dự án Moonlight, sứ mệnh của chúng tôi là thực hiện một bước đi quan trọng nhằm khai phá những điều kỳ bí của vũ trụ”.

leftcenterrightdel
Mặt trăng với "chòm sao vệ tinh" mà Ánh Trăng sẽ xây dựng, nhằm biến nơi này thành "lục địa thứ 8" - Ảnh: ESA.

Cơ quan vũ trụ không tiết lộ cụ thể về chi phí để thực hiện sứ mệnh này nhưng theo thông tin thì đã có một số công ty từ Anh, EU và Canada đề nghị được làm việc với ESA để phát triển dự án Moonlight. Họ sẽ cung cấp các dịch vụ viễn thông và điều hướng cho các phi hành đoàn và robot.

ESA cho biết: “Sự kết hợp của nhiều cơ quan, tổ chức sẽ tạo điều kiện để khám phá được nhiều không gian trên Mặt Trăng hơn. Đây là một trong những mục tiêu của sứ mệnh NASA Artemis đưa con người trở lại Mặt Trăng vào năm 2024”.

Khi biết đến dự án này, hàng chục nhóm quốc tế, tổ chức và thương mại đã ngỏ lời đề nghị được hỗ trợ ESA. Nhiều sáng kiến trong số này đến từ các tổ chức vũ trụ chính ở Trung Quốc, Ấn Độ, Nhật Bản và Nga cùng với các quốc gia du hành vũ trụ khác và các công ty tư nhân.

leftcenterrightdel
 Phác thảo căn cứ sơ khai mà ESA dự định xây đựng, nơi sẽ khởi nguồn cho một đô thị lớn trong tương lai - Ảnh: ESA.

Những lời giúp đỡ này đã thấy được lợi ích từ việc được tham gia vào dự án như: Những nhà thiên văn vô tuyến có thể thiết lập các đài quan sát ở phía xa của Mặt Trăng, với sự hiểu biết tín hiệu đó sẽ chuyển tiếp thông tin trở lại Trái Đất một cách dễ dàng và nhanh chóng. Các cơ quan thương mại có thể phát triển các dịch vụ và sản phẩm mới hỗ trợ, chẳng hạn như trò chơi thực tế ảo trong đó người chơi điều khiển các robot Mặt Trăng.

Có thể kể tên một số cơ quan, tổ chức đề nghị được tham gia vào dự án Moonlight như: Công ty Surrey Satellite Technology (SST) của Anh sẽ tham gia vào Moonlight và hoạt động như một nhà cung cấp dịch vụ và nhà sản xuất vệ tinh. Giám đốc điều hành của SST, ông Phil Brownnett khẳng định: “Sự hợp tác của chúng tôi với ESA sẽ cung cấp dịch vụ chuyển tiếp dữ liệu Mặt Trăng đầu tiên trên thế giới”.

Hay công ty Inmarsat có trụ sở tại London và MDA Space and Robotics Ltd (MDA UK), có trụ sở tại Cơ sở Khoa học và Đổi mới Harwell ở Oxfordshire, hai công ty này đang dẫn đầu việc khám phá ý tưởng. Họ sẽ nghiên cứu sự phát triển của Dịch vụ Điều hướng và Liên lạc Mặt Trăng (LCNS) để hỗ trợ các hoạt động khoa học, thăm dò và thương mại trong tương lai trên bề mặt Mặt Trăng.

Ông Yasrine Ibnyahya, Giám đốc cấp cao tại Inmarsat cho biết: “Tôi tin tưởng chuyên môn và tài sản từ Inmarsat có thể giải quyết các vấn đề theo cách hiệu quả và tiết kiệm chi phí nhất. Dự án Moonlight là bước đầu tiên để mở ra các cơ hội trong tương lai, nó có thể tạo điều kiện cho con người khám phá không gian, phát triển công nghệ và có thể là cơ sở để tiếp cận với các nguồn tài nguyên mới”.

Vũ Thủy