Không quân Ấn Độ (IAF) đã thử nghiệm thành công tên lửa BrahMos, phiên bản tầm bắn mở rộng. Tên lửa được phóng từ máy bay chiến đấu Su-30 MKI, hãng thông tấn Nga Sputnik dẫn nguồn từ Bộ Quốc phòng Ấn Độ cho biết.
“Không quân Ấn Độ đã phóng thành công tên lửa phóng từ trên không BrahMos tầm xa. Sau khi thực hiện đòn tấn công chính xác cao vào mục tiêu tàu nổi từ máy bay Su-30 MKI ở khu vực Vịnh Bengal, tên lửa đã đạt được mục tiêu mong muốn.”, thông báo của Bộ Quốc phòng Ấn Độ viết.
Thông báo lưu ý, tên lửa BrahMos phóng từ trên không có tầm bắn mở rộng có thể đánh trúng mục tiêu ở khoảng cách khoảng 400 km.
|
|
Vụ phóng thử được thực hiện trên máy bay SU-30MKI. Nguồn: IAF. |
“Khả năng mở rộng tầm bắn của tên lửa cùng với hiệu suất cao của máy bay SU-30MKI mang lại cho Không quân Ấn Độ tầm chiến lược và cho phép lực lượng này chiếm ưu thế trên các chiến trường trong tương lai.”, tuyên bố nhấn mạnh.
Kết quả thành công vụ bắn thử, được nói, là nỗ lực chung của Lực lượng Không quân, Hải quân Ấn Độ, cũng như Tổ chức nghiên cứu và phát triển quốc phòng Hindustan Aeronautics Limited và BrahMos Aerospace.
Vụ thử tên lửa BrahMos diễn ra vài ngày sau khi Ấn Độ phóng thử Agni-V, một tên lửa đạn đạo có khả năng mang đầu đạn hạt nhân, có thể tấn công mục tiêu ở cự ly 5.000 km.
|
|
Video vụ thử do Không quân Ấn Độ công bố. Nguồn: IAF. |
Đây là tên lửa đạn đạo đất đối đất tiên tiến được phát triển theo Chương trình phát triển tên lửa dẫn đường tích hợp (IGMDP). Tên lửa được bắn theo cơ chế phóng và quên.
Vào tháng 5 năm, lần đầu tiên Ấn Độ bắn thử tên lửa BrahMos tầm bắn mở rộng từ máy bay chiến đấu Su-30MKI. Vụ thử được báo cáo thành công. Phạm vi mở rộng được nói đã tăng từ 290 km lên 350 km.
Ấn Độ được cho đang đặt mục tiêu phát triển tên lửa BrahMos có tầm bắn xa hơn, có khả năng tấn công các mục tiêu cách xa hơn 800 km.
|
|
Máy bay chiến đấu Su-30MKI của Không quân Ấn Độ. Nguồn: IAF. |
Tên lửa hành trình siêu thanh BrahMos có một động cơ tăng áp nhiên liệu rắn hai giai đoạn, trong đó giai đoạn đầu giúp tên lửa đạt đến tốc độ siêu thanh. Giai đoạn hai là động cơ ramjet lỏng đưa tên lửa đến gần tốc độ Mach 3 trong giai đoạn hành trình.
BrahMos Aerospace, một công ty liên doanh giữa Ấn Độ và Nga, sản xuất tên lửa hành trình siêu thanh có thể phóng từ tàu ngầm, tàu chiến, máy bay hoặc bệ phóng mặt đất.
Công ty được thành lập vào năm 1998 và được đặt tên theo tên ghép các con sông của hai nước Brahmaputra và Moskva. Phía Nga trong liên doanh được đại diện bởi Tập đoàn công nghiệp quân sự NPO Mashinostroeniya.