Cuối tuần qua, phát ngôn viên của lực lượng vũ trang Ai Cập Tamer al-Refai đã loan báo về các cuộc tập trận hải quân giữa Ai Cập và Pháp ở Địa Trung Hải.

Hoạt động này tỏ ra phù hợp với nhu cầu và chính sách của Chính phủ Cairo về việc tăng khả năng của các lực lượng vũ trang nước này dựa trên sự hợp tác với các nước đồng minh và đối tác. Trong khi hành động của Pháp như một tín hiệu, thể hiện sự sát cánh của nước này với Ai Cập, trong hồ sơ Libya cũng như một số vấn đề ở Địa Trung Hải.

Nhiều kịch bản hành động chung của lực lượng vũ trang hai nước sẽ được thử nghiệm, bao gồm chiến đấu với các đơn vị hải quân của đối phương, tấn công các mục tiêu trên bộ, trên không, tương tác của các đơn vị mặt nước với hàng không trên biển.

leftcenterrightdel
Ai Cập tập trận quy mô lớn trên bộ, trên không và trên biển cùng với tuyên bố sẽ can thiệp vào Libya, nếu Thổ Nhĩ Kỳ không.. dừng bước. Ảnh cắt từ video, nguồn: YouTobe/UPDATE MILITARY/BM.

Ai Cập nhấn mạnh, kiểu hợp tác diễn tập này là để đảm bảo xây dựng khả năng tương tác giữa các đội tàu của cả hai nước, trong trường hợp cần phải thực hiện các nhiệm vụ chung.

Cả Pháp và Ai Cập đều phản đối các hành động của Thổ Nhĩ Kỳ ở Libya và Địa Trung Hải.

Trước động thái này, các phương tiện truyền thông Thổ Nhĩ Kỳ mô tả các cuộc tập trận hải quân nói trên của hai nước là một tín hiệu chống lại Ankara.

Bên lề hội nghị thượng đỉnh Liên minh Châu Âu mới đây, lãnh đạo 3 nước Đức, Pháp, Ý đã ra tuyên bố chung, nói, sẵn sàng xem xét khả năng trừng phạt đối với các cường quốc nước ngoài vi phạm lệnh cấm vận vũ khí đối với Libya.

leftcenterrightdel
Tương tác quân sự giữa Ai Cập và Pháp là tín hiệu mạnh mẽ gửi đến Thổ Nhĩ Kỳ, trước hết trong hồ sơ Libya. Nguồn: YouTobe/UPDATE MILITARY/BM.
 

Trước đó, Ai Cập đã nhiều lần tuyên bố sẽ can thiệp vũ trang ở Libya, cho rằng, sứ mệnh có sự đồng thuận của một số huynh đệ Hồi giáo. Ai Cập cũng đã thực hiện một cuộc chuyển quân quy mô lớn đến sát biên giới Libya, tiến hành các cuộc tập trận quy mô lớn trên bộ, trên không và trên biển mang tên Hasm 2020, trong các khu vực tiếp xúc với Libya.

Các hoạt động trên được xác định là một bài kiểm tra khả năng chống lại lực lượng bán quân sự cũng như những kẻ khủng bố và lính đánh thuê. Cần nhớ rằng Cairo cáo buộc Thổ Nhĩ Kỳ gửi đội hình lính đánh thuê đến Libya.

Ai Cập và các lực lượng vũ trang nước này được nói có cái nhìn rất tiêu cực về sự gia tăng hiện diện quân sự và chính trị của Thổ Nhĩ Kỳ ở Địa Trung Hải. Đây là lí do chính quyền Cairo liên tục tìm cách hợp tác với các quốc gia khác trong khu vực bất đồng với các hành động của Thổ Nhĩ Kỳ.

Huy Anh