“Chúng tôi kêu gọi tất cả các bên chấm dứt can thiệp và tôn trọng lệnh cấm vận vũ khí do Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc thành lập. Chúng tôi sẵn sàng xem xét việc sử dụng các biện pháp trừng phạt có thể đối với các vi phạm lệnh cấm vận trên biển, trên đất liền hoặc trên không, Thủ tướng Đức Angela Merkel, Tổng thống Pháp Emmanuel Macron và Thủ tướng Ý Giuseppe Conte nói trong một tuyên bố chung.

Tuyên bố chung được đưa ra sau cuộc thảo luận về tình hình Libya bên lề Hội nghị thượng đỉnh của Liên minh châu Âu (EU) tại Brussels, Bỉ.

Các nhà lãnh đạo 3 nước cho biết, họ mong muốn các quan chức hàng đầu của Liên minh châu Âu sẽ đưa ra các đề xuất cụ thể.

Tổng thống Pháp Emmanuel Macron viết trên Twitter: “Tôi chia sẻ với Merkel và Conte những lo ngại nghiêm trọng về sự leo thang căng thẳng ở Libya. Chúng tôi đang làm việc cùng nhau để chấm dứt đổ máu và ngăn chặn sự can thiệp của nước ngoài. Mục tiêu của chúng tôi là an ninh và ổn định của đất nước này”.

Trước đó, Ai Cập và Các Tiểu Vương quốc Ả Rập Thống Nhất cũng đã có các cuộc tiếp xúc với các nhà lãnh đạo Đức, Pháp, nhằm tìm giải pháp chấm dứt xung đột tại Libya.

leftcenterrightdel
Các nhà lãnh đạo Đức, Pháp  và Ý ra tuyên bố chung sẵn sàng xem xét khả năng trừng phạt đối với các cường quốc nước ngoài vi phạm lệnh cấm vận vũ khí đối với Libya. Ảnh: LR. 

Chiến sự tại Libya đang leo thang và lan rộng với sự tiếp viện cả về lực lượng và phương tiện quân sự của một số nước cho các lực lượng vũ trang đối lập, chủ yếu là Chính phủ Hiệp định Quốc gia Libya (GNA) ở thủ đô Tripoli và Quân đội Quốc gia Libya (LNA) ở phía Đông đất nước.

Các nhân chứng và chỉ huy quân đội GNA xác nhận,  khoảng 200 xe tải chở lực lượng lính đánh thuê  bịt mặt, được cho là do Thổ Nhĩ Kỳ tổ chức, từ Misrata dọc theo bờ biển Địa Trung Hải đang tiến về thành phố Sirte chiến lược của Libya.

AP trích dẫn báo cáo về các hoạt động chống khủng bố ở châu Phi của Lầu năm góc, nói, Thổ Nhĩ Kỳ đã cung cấp tiền và “trao quyền công dân” cho hàng ngàn tay súng để đổi lấy việc tham gia vào cuộc xung đột ở Libya cùng với các lực lượng trung thành với GNA ở Tripoli.

Báo cáo cũng nói, từ 800- 2.500 lính đánh thuê, bao gồm cả người Syria, đã được gửi đến Libya bởi Nga.

Tổ chức Giám sát nhân quyền Syria (SOHR) cho biết, tình báo Thổ Nhĩ Kỳ đã chuyển hơn 2.500 thành viên IS có quốc tịch Tunisia sang Libya.

Tuần trước, SOHR đã xác nhận, Thổ Nhĩ Kỳ bắt đầu đưa sang Libya một nhóm khủng bố mới gồm những người không phải là người Syria có mặt ở các khu vực chiếm đóng của Thổ Nhĩ Kỳ ở Syria.

Các tay súng có quốc tịch từ các quốc gia ở Bắc Phi, theo Giám đốc của SOHR, Rami Abdel Rahman.

SOHR nói, những người này sẽ tham gia chiến đấu bên cạnh các lực lượng của GNA chống lại LNA.

Theo thống kê của SOHR, số chiến binh thân Thổ Nhĩ Kỳ tử trận trong các hoạt động quân sự ở Libya đã lên tới 470, trong đó có 33 trẻ em dưới 18 tuổi.

Huy Anh