Vụ rò rỉ vào tháng 12/2022 được cho là do một thiên thạch siêu nhỏ đã làm thủng bộ tản nhiệt bên ngoài, làm cạn kiệt chất làm mát. Điều tương tự đã xảy ra vào đầu tháng này, lần này là trên một con tàu chở hàng của Nga, camera cho thấy có một lỗ nhỏ trên khoang tàu vũ trụ.

leftcenterrightdel
 Tàu vũ trụ không người lái của Nga mang tên Soyuz MS-23 đã được phóng lên quỹ đạo thành công ngày 24/2. Ảnh: AP

Cơ quan Vũ trụ Nga đã trì hoãn việc phóng Soyuz thay thế, để tìm kiếm lỗi, tuy nhiên không có vấn đề nào được tìm thấy và đã tiến hành phóng tàu cứu hộ không người lái vào rạng sáng thứ Sáu 24/2 từ sân bay vũ trụ của Nga ở Kazakhstan.

leftcenterrightdel
 Soyuz MS-23 dự kiến ghép nối với trạm vũ trụ Quốc tế vào Chủ nhật 26/2. Ảnh: AP

Do nhu cầu cấp thiết đối với tàu cứu hộ này, hai quan chức hàng đầu của NASA cũng đến để trực tiếp quan sát vụ phóng. Tàu vũ trụ không người lái của Nga đã đến quỹ đạo một cách an toàn sau chín phút cất cánh — “một chuyến đi hoàn hảo đến quỹ đạo,” Rob Navias nhân viên Cơ quan Kiểm soát Sứ mệnh của NASA đã báo cáo.

leftcenterrightdel
 Toàn cảnh vụ phóng tàu cứu hộ không người lái tại sân bay vũ trụ của Nga ở Kazakhstan. Video: AP

Việc đưa Frank Rubio của NASA, Sergey Prokopyev và Dmitri Petelin của Nga trở về từ chiếc Soyuz bị hư hại vào tháng tới như kế hoạch ban đầu là quá mạo hiểm. Không có chất làm mát, nhiệt độ cabin sẽ tăng đột biến trong chuyến hành trình trở lại Trái đất, có khả năng làm hỏng máy tính và các thiết bị khác, đồng thời khiến phi hành đoàn phải tiếp xúc với nhiệt độ quá cao. Con tàu bị hỏng sẽ quay trở lại Trái đất mà không có người vào cuối tháng 3 để được kiểm tra.  

Hà Hải/ AP