Tín hiệu mới về sự sống ở sao Hỏa
Cập nhật lúc 08:00, Thứ ba, 29/09/2020 (GMT+7)
Phát hiện mới của một nhóm nhà khoa học về các hồ nước màu trắng tồn tại dưới bề mặt sao Hỏa. Đây được coi là một tín hiệu quan trọng trong việc tìm kiếm sự sống ngoài Trái đất, nếu nó tồn tại.
Nước rất cần thiết cho sự sống của mọi loài sinh vật đến nỗi sự hiện diện của nó được coi là chỉ số quan trọng nhất về khả năng sinh tồn của các thế giới ngoài hành tinh. Theo phán đoán của các nhà khoa học, sao Hỏa có thể đã có sự sống cách đây hàng tỉ năm khi một phần bề mặt của nó ngập trong nước (tuy vậy nghiên cứu vẫn chưa rõ hành tinh đó ngày nay ẩm ướt đến mức nào).
Vào năm 2018, các nhà khoa học đã phát hiện ra sự hiện diện (có thể có) của một hồ chứa nước mặn ẩn sâu khoảng một km dưới cực nam của sao Hỏa. Theo một nghiên cứu được công bố hôm thứ Hai trên tạp chí Nature Astronomy, các quan sát mới đây hiện đang “củng cố tuyên bố về việc phát hiện ra một khối nước lỏng” và “chỉ ra sự hiện diện của các khu vực ẩm ướt khác gần đó”.
|
|
Các hồ nước được tìm thấy trên sao Hỏa. Ảnh: NASA |
Mặc dù nghiên cứu mới không phải là bằng chứng xác thực về các hồ dưới băng trên sao Hỏa, nhưng nó hiện là nguồn dẫn chứng khả thi nhất cho thông tin về một vài nơi ẩm ướt có thể đã tồn tại trên hành tinh này. Nghiên cứu mới được thực hiện bởi các nhà khoa học Sebastian Emanuel Lauro và Elena Pettinelli từ trường Đại học Roma Tre (Ý), đồng thời cũng là hai tác giả nghiên cứu vấn đề này vào năm 2018. Có thể coi nghiên cứu hiện tại là một bước phát triển quan trọng trong việc tìm kiếm sự sống trên sao Hỏa.
Nhóm nghiên cứu cho biết: “Sự tồn tại các khối nước siêu kiềm trên sao Hỏa đặc biệt thú vị vì nó có khả năng giúp các vi sinh vật tồn tại”. Các nhà khoa học đã nghiên cứu cực nam của hành tinh được bao phủ bởi băng bằng radar nâng cao, thiết bị này phát âm thanh dưới bề mặt và tầng điện ly (MARSIS), một công cụ trên tàu quỹ đạo Mars Express của Cơ quan Vũ trụ Châu Âu. MARSIS tương tự như các công cụ radar trên Trái đất giúp vạch ra địa hình của các đối tượng địa lý phức tạp (chẳng hạn như các chỏm băng) bằng cách dội lại các sóng vô tuyến.
Để đọc chi tiết hơn về các khu vực, Lauro, Pettinelli và đồng nghiệp của họ đã kiểm tra phạm vi quan sát MARSIS rất rộng. Các bức ảnh được chụp từ năm 2010 đến năm 2019. Kết quả cho thấy hồ trung tâm dài khoảng 30 km có thể bị bao quanh bởi ít nhất ba phần khối nước. Nhiệt độ ước tính trong lớp băng này là khoảng âm 68°C (âm 90°F), thấp hơn nhiều so với điểm đóng băng của nước. Nếu những tín hiệu này thực sự là do các hồ sâu và tối trên sao Hỏa gây ra thì chúng có thể rất mặn để giữ nước ở trạng thái lỏng.
Nghiên cứu mới của nhóm tác giả giúp tìm kiếm sự sống ngoài Trái đất, khi hành tinh hiện tại con người đang ngày càng có những biến đổi đáng báo động.
Vũ Thủy