Một tiểu hành tinh nhỏ đã lao vào bầu khí quyển của Trái Đất, thắp sáng bầu trời trên đảo Luzon, Philippines vào 16h39’ ngày 4/9, giờ UTC (22h39’, giờ Philippinen và 23h39’, giờ Việt Nam).

Gần 11 giờ trước đó, vào lúc 12h43’ giờ Việt Nam, Jacqueline Fazekas từ Catalina Sky Survey (CSS- dự án khảo sát bầu trời do Cơ quan Vũ trụ Mỹ NASA tài trợ và được hỗ trợ bởi Chương trình quan sát vật thể gần Trái đất-NEOO) đã báo cáo về việc phát hiện một tiểu hành tinh, ban đầu được đặt tên là CAQTDL2, đang hướng về Trái đất.

leftcenterrightdel
 Hành tinh bốc cháy thành quả cầu lửa khi ma sát với bầu khí quyển/ IMO

CSS là nỗ lực được NASA hỗ trợ nhằm xác định vị trí và lập danh mục các tiểu hành tinh gần Trái đất, do Đại học Arizona điều hành, sử dụng kính thiên văn tại Đài quan sát  Mount Lemmon ở Arizona, Mỹ .

Các quan sát tiếp xác định vật thể ước tính rộng khoảng 1m.

Đây là tiểu hành tinh thứ 9 trong lịch sử được các nhà thiên văn học phát hiện trước khi nó lao vào bầu khí quyển Trái đất.

leftcenterrightdel
 Dự đoán vị trí tiểu hành tinh rơi của NASA ở phía đông bắc đảo Luzon, Philippines. Nguồn: NASA.

Gần đây nhất, vào các năm 2022 và 2023, các tiểu hành tinh có kích thước tương tự đã được CSS phát hiện trong khoảng thời gian 4-5 giờ trước khi chúng tiếp cận bầu khí quyển Trái đất.

leftcenterrightdel
 Khoảnh khắc tiểu hành tinh 2024 RW1 bốc cháy. @weathernetwork

Sau khi nhanh chóng xác định được điểm va chạm, NASA và Cơ quan Vũ trụ Châu Âu (ESA) đã đưa ra cảnh báo thiên thạch dự kiến sẽ bốc cháy phía trên đảo Luzon, Philippines vào khoảng 22h40’, giờ địa phương.

Đúng như dự đoán, vào thời điểm trên, nhiều người dân địa phương đã quay được khoảnh khắc một quả cầu lửa màu xanh lam và màu cam ở giai đoạn sau, sáng rực lao xuống trên bầu trời phía bắc đảo Luzon, Philippines.

leftcenterrightdel

 Mô phỏng quỹ đạo (màu trắng) của tiểu hành tinh 2024 RW1 so với quỹ đạo Trái đất (màu xanh). Nguồn: NASA CNEOS.

Dựa trên các quan sát, theo tính toán của các nhà vật lí thiên văn, tiểu hành tinh di chuyển với tốc độ khoảng 24 km/s (hơn 85.000 km/h).

Với tốc độ đó, ma sát với bầu khí quyển Trái đất khiến thiên thể bốc cháy và tạo ra quả cầu lửa. Trường hợp đó là thiên thạch sắt hoặc đá-sắt, vật thể có khả năng tan rã thành nhiều mảnh nhỏ.

leftcenterrightdel
 Tiểu hành tinh 2024 RW1 đến từ vành đai tiểu hành tinh chính giữa Sao Hỏa và Sao Mộc. Nguồn: InnerSolarSystem.

Tuy vậy trong trường hợp này, do quỹ đạo của tiểu hành tinh này nằm hoàn toàn trên vùng mặt nước phía bắc đảo Luzon, theo ESA, nên bất kì mảnh vỡ tàn tích nào còn lại của nó chạm tới bề mặt Trái đất sẽ không gây nguy hiểm và nằm dưới đáy đại dương.

Theo NASA, 2024 RW1 thuộc nhóm các tiểu hành tinh gần Trái đất Apollo, có quỹ đạo cắt hoặc đến gần quỹ đạo Trái Đất.

Văn Phong/Theweathernetwork