Chiếc may bay vận tải lớn nhất và duy nhất

Thập kỉ 1970, Liên Xô theo đuổi ý tưởng về dự án hàng không An-225 Mriya (Giấc mơ), một chiếc máy bay vận tải khổng lồ nhằm đáp ứng 3 mục tiêu: để vận chuyển các tàu con thoi từ nơi sản xuất đến bãi phóng; sử dụng cho các vụ phóng tàu vũ trụ trên không; vận chuyển các thiết bị siêu trường siêu trọng cho hoạt động khai thác khoáng sản ở Siberia, bao gồm cả các giàn khoan dầu khí.

Theo thiết kế, Mriya dài 84 m, sải cánh 88,4 m, cao 18,1 m, tương đương tòa nhà 6 tầng, cabin nằm ngang 11 mvới chiều cao của một tòa nhà 4 tầng. Khả năng chuyên chở tối đa 250 tấn, tốc độ hành trình 800 km/h. Tầm bay 4.000 km, trần bay 10.000 m, trang bị 6 động cơ phản lực cánh quạt đẩy ZMKB Progress D-18.

leftcenterrightdel
Antonov AN-225 Mriya hoàn thành sản xuất vào năm 1988. Ảnh: Business Insider. 

Mriya là một phần của chương trình Energia-Buran, hệ thống vận chuyển vũ trụ của Liên Xô, tương tự như dự án Tàu con thoi của Mỹ. Hơn nữa, ý tưởng là để An-225 chở tàu con thoi Buran bằng cách “cõng” trên lưng. Một chiếc Mriya rỗng nặng 250 tấn và có trọng lượng cất cánh tối đa lên đến 640 tấn.

leftcenterrightdel

Tổng thiết kế máy bay Peter Balabuev. Ảnh: Sputnik. 

Vào thời điểm đó, dự án được coi là "bí mật" nhưng theo hồi kí của nhà thiết kế chính Anatoly Vovnyanko, hàng nghìn nhà khoa học, nhà thiết kế, kỹ sư, quân nhân, phi công, công nhân và các chuyên gia khác đã tham gia trực tiếp hoặc gián tiếp, với các linh kiện được sản xuất tại các nhà máy trên khắp Liên Xô. 

leftcenterrightdel
Khoang lái. Ảnh: TASS. 

Oleg Bogdanov, Phó Tổng thiết kế, người đã làm việc tại hang Antonov trong hơn nửa thế kỷ và đã tham gia thiết kế An-225, trưởng bộ phận thiết kế những năm 1980 cho biết, Mriya được sản xuất rất nhanh, chỉ trong vòng 4 năm; và, Liên Xô đã lên kế hoạch chế tạo 10-12 chiếc An-225.

Kết quả, Mriya đã ra đời năm 1988, cất cánh bay lên bầu trời ngày 21/12/1988 và thực hiện chuyến bay thương mại đầu tiên từ sân bay Baikonur vào năm 1989, mang theo một chiếc phi cơ Buran nặng hơn 60 tấn trên lưng.

leftcenterrightdel
Khoang chở hàng khổng lồ: Ảnh: rbth. 
leftcenterrightdel
Mriya có thể chở những hàng hóa siêu trường siêu trọng. Ảnh: The Sun. 

Cùng năm đó, chiếc máy bay đến Triển lãm Hàng không Paris và gây chấn động. Sản phẩm trí tuệ của các kỹ sư Liên Xô thực sự là chiếc máy bay chở hàng nặng nhất từng được đưa lên bầu trời. Mriya đã được trình diễn tại các buổi phát sóng ở Canada, Cộng hòa Séc, Anh và Mỹ .

Giữa đường… đứt gánh!

Sau khi tất cả các thử nghiệm đều thành công và máy bay được chính thức công bố quốc tế, một số đề nghị đã được đặt vấn đề với nhà sản xuất. Một doanh nhân nước ngoài giấu tên muốn biến Mriya thành một khách sạn bay VIP với cabin cá nhân cho doanh nhân và cặp vợ chồng mới cưới, phòng chờ thoải mái cho các hành khách khác, cửa hàng miễn thuế, nhà hàng và sòng bạc.

leftcenterrightdel
Máy bay bay lên bầu trời lần đầu tiên ngày 21/12/1988. Ảnh: Antanov Airlines.

Đề xuất khác gợi ý về các đường bay thương mại giữa Sydney-London-Tokyo-Sydney,..

Khi Mriya có cơ hội hướng tới một viễn cảnh sán lạn thì Liên Xô sụp đổ vào năm 1991. Chương trình Energia-Buran đã ngừng hoạt động, và tất cả các công việc tiếp theo về Mriya đều tạm dừng. Ukraine mới độc lập, nơi chiếc máy bay được thiết kế và đặt trụ sở ban đầu, đã “kế thừa” nó.

leftcenterrightdel
Mriya thực hiện chuyến bay chính thức đầu tiên năm 1989, mang theo một chiếc phi cơ Buran nặng hơn 60 tấn trên lưng. Ảnh: GenK. 

Ukraine đã có một chiếc máy bay được chế tạo hoàn chỉnh và một chiếc được chế tạo một phần. Nhưng Ukraine cũng không tìm được nguồn tài chính để duy trì dự án, và họ bắt đầu tháo dỡ Mriya để lấy phụ tùng thay thế.

Kết thúc số phận?

Tình hình đã thay đổi vào những năm 2000 khi các yêu cầu thương mại về vận chuyển hàng siêu trọng phát triển. Chiếc máy bay độc nhất vô nhị này đã được hồi sinh vào năm 2002, sau nhiều năm “đắp chiếu” tại sân bay ở Gostomel, là một phần của Hãng hàng không Antonov của Ukraine, trong vai trò vận tải những hàng hóa đặc biệt, có kích thước lớn.

Nhà khai thác phát hiện, hóa ra ý tưởng này rất hiệu quả. Mặc dù tiêu tốn khoảng 15-18 tấn dầu/giờ bay, nhưng với lợi thế về tầm hoạt động, kích thước, Mriya có khả năng chuyên chở khối lượng lớn đến khắp nơi trên thế giới với giá thành rẻ hơn. Kỷ lục về tải trọng của An-225 là 254 tấn so với 150 của An-124. 

leftcenterrightdel
Hệ thống bánh sau. Ảnh: Wikipedia. 

Mriya từng thực hiện nhiều nhiệm vụ đặc biệt và đặc thù, như chở 250 tấn thiết bị đặc biệt từ Praha đến Tashkent, chở du thuyền của Vua Tây Ban Nha, hàng viện trợ nhân đạo cho Pakistan hay một máy phát điện nặng 174 tấn cho một nhà máy điện Armenia từ Frankfurt đến Yerevan. 

Chiếc máy bay được ghi vào Sách kỷ lục Guiness khi vận chuyển một mặt hàng lớn nhất trong lịch sử ngành hàng không.

leftcenterrightdel

AN-225 Mriya hạ cánh tạm dừng để kiểm tra kỹ thuật tại sân bay quốc tế Rajiv Gandhi ở Hyderabad, Ấn Độ. Ảnh: AP.

Hiện nay, Mriya vẫn vận hành đều đặn. Các động cơ được tháo ra và gửi đi bảo dưỡng định kỳ.

Cần lưu ý, trong kho chứa của Antonov hiện vẫn còn chiếc Mriya thứ hai chế tạo dở dang thời Liên xô, gồm các bộ phận chính: phần trung tâm, thân máy bay, cánh. Một câu hỏi đặt ra, có ai từng nghĩ đến việc chế tạo hoàn thiện chiếc Mriya thứ hai?.

Nhà thiết kế Oleg Bogdanov tiết lộ, đã có kế hoạch về việc đó, nhưng kẹt nỗi, Antonov không có thêm 100 triệu USD, trong đó 1/4 số tiền chi cho việc mua động cơ. Trong khi nguồn ngân sách từ Nhà nước có rất ít hi vọng bởi đó không phải là vấn đề ưu tiên, trong điều kiện khó khăn về tài chính. Số phận của loại máy bay lớn nhất thế giới có lẽ nào sẽ phải chấm dứt.

Huy Anh