leftcenterrightdel
 Xenobots có thể tự chữa lành vết thương dù bị rách cơ học rất nặng. Ảnh: Đại học Tufts (Mỹ)

Loại robot sống có thể tự tái tạo này được gọi là xenobots, với kích thước nhỏ bé chưa đến một milimet. Xenobots được tạo ra từ tế bào gốc của loài ếch móng vuốt châu Phi có tên là Xenopus laevis. Các nhà khoa học đã lai tạo giữa máy móc và động vật thành “một dạng sống hoàn toàn mới”, dạng sống này có thể di chuyển, làm việc cùng nhau theo nhóm và biết tự chữa lành. Không chỉ vậy, loại robot sống này có thể tự vận hành và có khả năng ghi lại ký ức hoạt động. 

leftcenterrightdel
 Các nhóm robot sống có thể di chuyển các hạt trong môi trường của chúng. Ảnh: đại học Tufts (Mỹ)

Nhóm các nhà sinh học và khoa học máy tính từ Đại học Tufts (Mỹ), Đại học Vermont (Mỹ) và Đại học Harvard (Mỹ) đồng sáng chế ra xenobots. Nghiên cứu về robot sống xenobots được công bố trên tạp chí Proceedings of the National Academy of Sciences. 

Các nhà khoa học đặt mục tiêu ứng dụng xenobots vào chăm sóc sức khỏe và phục vụ đời sống của con người. Xenobots trong tương lai sẽ có công dụng làm sạch môi trường, tự phân phối thuốc tùy chỉnh và đặc biệt phát hiện tế bào ung thư trong cơ thể người. Các xenobots được lập trình để di chuyển qua các động mạch làm sạch mảng bám hoặc qua các đại dương để loại bỏ vi nhựa cùng hóa chất độc hại. Chúng cũng có thể được sử dụng để chữa lành vết thương, làm sạch khớp và tạo ra vật liệu mô để cấy ghép nội tạng cho con người.

leftcenterrightdel
Nòng nọc được tách lấy tế bào rồi đặt phôi ếch vào đĩa petri để biến hóa thành xenobots. Ảnh: Đại học Tufts (Mỹ) 

Có thể nói, việc sáng chế ra “dạng sống mới” biết tự tái tạo là một bước đột phá cực lớn trong nền khoa học, văn minh loài người.

Khánh Hà/Ancient Origins