Sau chuyến du hành kéo dài 10 phút 17 giây tới rìa không gian, lúc 11h ngày 13/10, giờ địa phương (22h giờ Việt Nam), khoang hành khách NS-18 của phi thuyền New Shepard của công ty Blue Origin đã đưa 4 hành khách trở về Trái đất an toàn.

Cùng với nam tài tử William Shatner, chuyến du hành còn có Phó Chủ tịch, Giám đốc điều hành Blue Origin, Audrey Powers, nhà đồng sáng lập Planet Labs đồng thời là cựu kỹ sư và điều khiển chuyến bay của NASA Chris Boshuizen và đồng sáng lập công ty Medidata Solutions, Glen de Vries. 

leftcenterrightdel
Phi hành đoàn NS-18. Từ trái sang phải: Tiến sĩ Chris Boshuizen, William Shatner, Audrey Powers và Glen de Vries. Nguồn: Blue Origin. 

New Shepard đạt độ cao khoảng 106km, vận tốc tối đa là 3.597km/h.

Đây là chuyến bay dịch vụ (chuyên bay có hành khách) thứ hai của Blue Origin.

leftcenterrightdel
Ở đỉnh hành trình của chuyến du hành, phi hành đoàn trải nghiệm trạng thái không trọng lượng. Nguồn: Blue Origin.

Trước đó ngày 20/7, Jeff Bezos, 55 tuổi, người sáng lập Amazon, ông chủ của công ty vũ trụ Blue Origin và 3 thành viên phi hành đoàn đã thực hiện chuyến bay kéo dài khoảng 10 phút 20 giây tới rìa không gian, 9 ngày sau khi tỉ phú người Anh Briton Richard Branson thực hiện một chuyến bay tương tự từ New Mexico, trong mục tiêu hướng tới đưa con người du lịch vũ trụ

leftcenterrightdel
Phi thuyền New Shepard được phóng vào ngày 13/10, từ cơ sở của Blue Origin ở tây Texas, Mỹ. Ảnh: Patrick T. Fallon / AFP/ Getty. 

Trong chuyến bay này, New Shepard đã vượt qua đường Karman, ranh giới giữa bầu khí quyển và không gian vũ trụ (rìa không gian), đạt độ cao 107km.

leftcenterrightdel
 Ca bin hành khách đáp xuống Trái đất với sự hỗ trợ của dù. Nguồn: Blue Origin.

Phi thuyền New Shepard của Blue Origin đặt theo tên của phi hành gia người Mỹ đầu tiên bay vào vũ trụ Alan Shepard, là một tổ hợp tự động hoàn toàn cao 18,3m, gồm một cabin hành khách độc lập 6 chỗ ngồi gắn phía trên tên lửa đẩy tái sử dụng. Sau khi được phóng lên rìa không gian ở độ cao hơn 100km, cabin hành khách sẽ tách khỏi tên lửa.

leftcenterrightdel
New Shepard của Blue Origin cất cánh từ bệ phóng ở Texas. Ảnh: Mario Tama / Getty. 

Hệ thống tên lửa sau đó sẽ quay trở lại Trái đất, hạ cách thẳng đứng xuống bệ hạ cánh, bằng việc kiểm soát lực đẩy các động cơ.

leftcenterrightdel
Hệ thống tên lửa đẩy hạ cánh độc lập với ca bin hành khách bằng động cơ. Nguồn: Blue Origin. 

Sau khi tách ra và lơ lửng trong không gian ít phút ở đỉnh hành trình, để du khách trải nghiệm cảm giác không trọng lượng, ca bin hành khách sẽ đáp xuống mặt đất (sa mạc) độc lập với sự hỗ trợ của 3 chiếc dù.

leftcenterrightdel
Ca bin hành khách trở về Trái đất độc lập với tên lửa đẩy với sự hỗ trợ của dù. Ảnh: Patrick T. Fallon / AFP/ Getty. 
leftcenterrightdel
Ca bin hành khách tiếp đất an toàn. Ảnh: Jose Romero / AFP/ Getty. 

Blue Origin cùng với hai công ty vũ trụ khác là Virgin Galactic của tỉ phú Richard Branson và SpaceX do Elon Musk đang cạnh tranh quyết liệt trong cuộc đua du lịch vũ trụ có giá trị thị trường tiềm năng khoảng 3 tỉ USD mỗi năm vào năm 2030. Trong những chuyến bay đầu tiên, việc giành vé trên các phi thuyền sẽ được thực hiện thông qua đấu giá.

Blue Origin tiết lộ, đang lên kế hoạch cho một chuyến bay có phi hành đoàn nữa trong năm nay và một số chuyến tương tự được lên kế hoạch cho năm 2022.

Huy Anh/ABCNews, Blueorigin