leftcenterrightdel
Chân dung khủng long ehamphorhynchine sống ở siêu lục địa Gondwana cách đây 160 triệu năm. Ảnh Đại học Chile 

Những mẩu hóa thạch rời rạc của loài khủng long bay này được tìm thấy đầu tiên năm 2009 tại sa mạc Atacama. Thời gian gần đây, các nhà cổ sinh vật học đã tìm được những mảnh ghép hóa thạch còn lại của loài “quái vật bay” này và hé lộ được hình dáng “khủng” của chúng. 

Hóa thạch của loài “quái vật bay” từ 160 triệu năm trước được các nhà sinh vật học xác nhận là khủng long thuộc nhóm Rhamphorhynchine của loài pterosaur (thằn lằn có cánh). Loài này sinh sống tại siêu lục địa cổ đại Gondwana, thời đại Oxford của kỷ Jura muộn. Loài khủng long này thuộc họ bò sát bay với kích thước “khủng” có đuôi dài, răng nhọn hướng về phía trước và mõm dài. Mẫu hóa thạch này đại diện cho loài pterosaur đầu tiên của thời đại Oxford, đây là loại mẫu vật rất hiếm và giàu giá trị lịch sử. 

leftcenterrightdel
Mảnh hóa thạch của quái vật bay được tìm thấy trước đó vào năm 2009. 

Tiến sĩ Jhonatan Alarcón-Muñoz của Đại học Chile và các đồng nghiệp cho biết: “Những con khủng long thuộc chi Pterosaurs này có thể sải cánh dài tới 1,8-2 m. Mẫu vật mà chúng tôi dựng lại khá lớn, có thể so sánh với loài thằn lằn bay chi Rhamphorhynchus.”

Các nhà cổ sinh vật học cho biết: “Hóa thạch về loài khủng long được tìm thấy ở Chile là mẫu vật khủng long có niên đại lâu nhất tại đây và là mẫu vật đầu tiên thuộc chi Rhamphorhynchinae ở siêu lục địa Gondwana được phát hiện”. Bài nghiên cứu được công bố trên tạp chí Acta Palaeontologica Polonica và thu được quan tâm của nhiều nhà sinh vật học quốc tế. 

Khánh Hà/Sci-news