Cơ quan Hàng không Vũ trụ Mỹ  (NASA) vừa cho biết: “Mỗi vi vật gây ra sự suy giảm mặt sóng của phần gương bị tác động, như được đo trong quá trình cảm biến thông thường.’’

Theo một bài báo được công bố vào tuần trước, một số sự suy biến có thể sửa chữa được bằng cách điều chỉnh các phép toán mà NASA áp dụng cho dữ liệu được thu thập bới mỗi bảng điều khiển.

Theo các nhà khoa học, va chạm đã diễn ra từ ngày 22 đến ngày 24/5/2022, nguyên nhân là bởi sự xuất hiện của một vi tiểu giáp lớn hơn dẫn đến sự thay đổi ‘’không thể sửa chữa’’ đối với phân đoạn C3.

leftcenterrightdel
 Kính viễn vọng James Webb trị giá 10 tỉ USD được phóng lên không gian từ ngày 25/12/2021. Ảnh news.sky.

Báo cáo của NASA cũng cho biết: “Vẫn chưa rõ việc đi đến phân đoạn C3 từ tháng 5 năm 2022 có phải là một sự kiện hiếm gặp hay không?.’’

Nhóm nghiên cứu của NASA đã cân nhắc việc đó có thể là “Một cuộc va chạm sớm không may mắn bởi một vi hành tinh có động năng cao, và theo thống kê chỉ có thể xảy đến vài năm một lần.’’

Nhưng có khả năng “Kính thiên văn có thể sẽ dễ bị ảnh hưởng bởi các vi vật hơn so với dự đoán được đưa ra của mô hình trước khi phóng. Nhóm dự án đang tiến hành các cuộc điều tra bổ sung về quần thể vi tiểu giáp và sự tác động ảnh hưởng đến gương beryllium như thế nào.’’

Hồi tháng 6/2022, NASA cũng ghi nhận James Webb “dính” vụ va chạm thứ năm kể từ khi kính thiên văn này được phóng lên vũ trụ vào tháng 12/2021. Các kỹ sư đã bắt đầu điều chỉnh lại phần gương bị va chạm để khắc phục ảnh hưởng. NASA cũng triệu tập một nhóm kỹ sư để nghiên cứu cách tránh những vụ va chạm tương tự trong tương lai.

leftcenterrightdel
 Kính viễn vọng James Webb trị giá 10 tỉ USD, là thế hệ sau của kính thiên văn huyền thoại Hubble. Ảnh news.sky.

Kính viễn vọng James Webb trị giá 10 tỉ USD, là thế hệ sau của kính thiên văn huyền thoại Hubble và là một siêu kính viễn vọng có kích thước và độ phức tạp chưa từng thấy. Phần gương của James Webb có đường kính đến 6,5m, gấp 3 lần so với Hubble, được tạo thành từ 18 mảnh gương lục giác. James Webb hoạt động trong quỹ đạo quay quanh Mặt Trời cách Trái Đất 1,5 triệu km, xa hơn nhiều so với kính viễn vọng Hubble chỉ hoạt động trên quỹ đạo của Trái Đất ở độ cao khoảng 610km kể từ năm 1990. Giới khoa học kỳ vọng James Webb sẽ giúp giải đáp các câu hỏi cơ bản về vũ trụ, quay ngược thời gian 13,5 tỷ năm trước. Kính thiên văn mới này cũng sẽ cung cấp thông tin mới về gần 5.000 hành tinh nằm ngoài Hệ Mặt Trời.

Kính thiên văn này được đưa lên vũ trụ bằng tên lửa đẩy Ariane 5, từ bãi phóng ở Guiana (Pháp) vào ngày 25/12/2021.


Hùng Nam/News.sky