Trong khu mộ chó được chôn cùng với hài cốt của con người, đây là một truyền thống cổ xưa được gọi là “vật phẩm” - người sống sẽ để lại những đồ vật có giá trị hoặc tình cảm với người chết và chó có lẽ chó chính là “người bạn” được tế cùng.

Các nhà khoa học Thụy Điển đã kiểm tra xương của loại chó này và cho thấy không có một loài chó hiện đại nào có cùng kết cấu như vậy, hài cốt được tìm thấy giống một con chó săn dũng mãnh. Xương chó được tìm thấy tại một khu vực rộng lớn, nơi chính quyền địa phương và các nhà khảo cổ học hiện đang thực hiện một trong những cuộc khảo cổ lớn nhất từng được thực hiện mà ngày nay là thị trấn Solvesborg.

leftcenterrightdel
 Hài cốt chó hơn 8.400 năm tuổi được phát hiện ở Thụy Điển. Ảnh: Carl Persson

Đây là một phát hiện mới và dự định được các nhà khảo cổ đưa đến Bảo tàng Blekinge để nghiên cứu, nhà khảo cổ học Ola Magnell (Bảo tàng Blekinge) cho biết về phát hiện tại thị trấn Solvesborg: “Hài cốt chó đang được bảo quản tốt và thực tế nó được chôn ở giữa khu định cư thời kỳ đồ đá đồng thời những phát hiện như vậy khiến bạn cảm thấy giữa chó và người có mối quan hệ gần gũi hơn”. Chó dường như là người bạn tốt nhất của con người trong hàng nghìn năm, khi các nhà khảo cổ học đang phát hiện ra những di vật trên khắp thế giới cho thấy chúng là vật nuôi đã được thuần hóa.

Đầu tháng này, một nhóm nghiên cứu đã phát hiện thêm bộ hài cốt lâu đời của một con chó, các chuyên gia đặt nghi vấn bộ hài cốt này có tuổi đời từ 14.000 đến 20.000 năm, kéo dài từ thuở bình minh của mối quan hệ đặc biệt giữa con người và giống răng nanh. Các nhà nghiên cứu từ Đại học Siena ở Ý hy vọng khám phá của họ có thể làm sáng tỏ cách loài chó thực hiện sự thay đổi từ loài ăn thịt hoang dã thành bạn đồng hành yêu thương. Nhóm nghiên cứu từ Đại học Siena hy vọng rằng những mảnh vỡ còn sót lại của một trong những con chó đầu tiên sống bên cạnh con người như một thú cưng có thể giúp tìm ra câu trả lời xác đáng.

 

 

 
Vũ Thủy