Cá voi xanh, loài động vật biển có vú cực kỳ nguy cấp đã quay trở lại vùng biển gần hòn đảo hẻo lánh Nam Georgia gần Nam Cực, gần 100 năm sau khi loài động vật có vú lớn gần như tuyệt chủng do hoạt động đánh bắt công nghiệp.

Các nhà nghiên cứu cho biết, một cuộc khảo sát gần đây về vùng biển xung quanh hòn đảo cận Nam Cực, khu vực từng là một trung tâm săn bắt cá voi công nghiệp cho đến khi nó bị cấm vào những năm 1960, đã ghi nhận hàng chục cá thể cá voi xanh, nơi chỉ có một con cá voi duy nhất được nhìn thấy trong suốt 20 năm, từ năm 1998 đến 2018.

leftcenterrightdel
 Khoảng 58 cá thể cá voi xanh đã được nhìn thấy quanh đảo Nam Georgia. Ảnh: Redfernadventures.

Nhà sinh thái học động vật biển có vú Susannah Calderan tại Hiệp hội Khoa học Biển Scotland (SAMS) nói với Live Science, bày tỏ sự ngạc nhiên trước sự xuất hiện ấn tượng của cá voi xanh tại Nam Georgia trong một khu vực mà chúng đã từng bị tận diệt, cho biết. Bà cho biết, chỉ trong vài tuần, các nhà nghiên cứu đã 38 lần quan sát thấy cá voi giỡn nước với ố lượng khoảng 58 cá thể.

Nam Georgia là hòn đảo lớn nhất thuộc quần đảo Quần đảo Nam Sandwich, Nam Đại Tây Dương xa xôi.

leftcenterrightdel
Cá voi lưng gù Nam Cực. Ảnh: Dietmar Denger/Oceanwide-expeditions. 

Vào đầu thế kỷ 20, Nam Georgia đã trở thành một trung tâm săn cá voi công nghiệp, ban đầu là cá voi lưng gù và sau đó là cá voi xanh.

Theo nghiên cứu của SAMS, hơn 42.000 con cá voi xanh đã bị giết quanh Nam Georgia trong giai đoạn từ 1904-1971, chủ yếu trong thời gian trước năm 1930. Trong vòng hơn 30 năm khai thác tận diệt, cá voi xanh tại đây gần như đã biến mất hoàn toàn.

Sự gia tăng số lượng cá voi xanh quanh Nam Georgia diễn ra sau khi một nghiên cứu cho thấy số lượng cá voi lưng gù tại đây, vốn bên bờ vực tuyệt chủng, cũng tăng lên.

Huy Anh/Livescience