Những năm 1920 và 1930, hoạt động săn bắt cá voi dọc theo bờ biển Argentina đã khiến số lượng cá voi suy giảm. Trong 50 năm qua, lệnh cấm săn bắt cá voi thương mại trên toàn cầu đã giúp quần thể cá Sei và các loài khác phục hồi.

Ông Mariano Coscarella, nhà sinh vật học và nhà nghiên cứu về hệ sinh thái biển tại Hội đồng Nghiên cứu khoa học và kỹ thuật quốc gia Argentina (Conicet), cho biết, cá voi biến mất không phải bị tuyệt chủng mà bị săn lùng dẫn đến suy giảm đến mức không ai còn nhìn thấy chúng.

leftcenterrightdel
 Một con cá voi Sei được chụp hình ngày 14/4, lần đầu tiên kể từ năm 1929, tại Vịnh San Jorge, tỉnh Chubut, Argentina. Nguồn: Cristian Dimitrius/Jumara/ Reuters.

Ông Coscarella lưu ý, phải mất nhiều thập kỷ, trong trường hợp này là 80 năm, để số lượng cá voi phục hồi đủ để người ta nhìn thấy chúng trở lại.

Theo ông Coscarella, cá voi Sei sinh sản 2- 3 năm một lần và vì vậy phải mất gần 100 năm chúng mới có số lượng đáng kể để mọi người nhận ra sự hiện diện của chúng.

leftcenterrightdel
Cá voi Sei (Balaenoptera borealis) thuộc họ Cá voi lưng gù, là loài cá voi lớn thứ ba sau cá voi xanh và cá voi vây/cá voi lung xám.. Cristian Dimitrius/Jumara/Reuters.

Tháng trước, nhóm nghiên cứu đã lắp thiết bị theo dõi vệ tinh cho một số cá voi Sei để lập bản đồ mô hình di cư của chúng.

Ông Coscarella nhấn mạnh, lệnh cấm săn bắt cá voi toàn cầu đã mang lại thành công trong hoạt động bảo tồn trên quy mô toàn cầu, điều cho thấy đây là biện pháp rất quan trọng giúp cải thiện số lượng cá voi Sei. Ông cảnh báo rằng, các quốc gia rút khỏi thỏa thuận này sẽ gây nguy hiểm cho quá trình phục hồi loài.

leftcenterrightdel
 Hình ảnh cá voi Sei tái xuất tại bờ biển Patagonia của Argentina/ Reuters.

Cá voi Sei (Balaenoptera borealis) thuộc họ cá voi lưng gù, là loài cá voi lớn thứ ba sau cá voi xanh và cá voi vây/cá voi lưng xám.

Với chiều dài đạt 20,5 m và nặng đến 75 tấn, cá voi Sei mỗi ngày tiêu thụ trung bình khoảng 1 tấn thức ăn, chủ yếu là các sinh vật phù du, động vật giáp xác nhỏ và nhuyễn thể. 

Nó là một trong số các loài động vật biển có vú có tốc độ nhanh nhất, có thể đạt tốc độ lên đến 50 km/h.

Văn Phong (theo Reuters)