Một công bố trên tạp chí khoa học Nature hôm 2/4 nói, một nghiên cứu mới cho thấy, hóa thạch Perucetus colossus, loài cá voi cổ đại khổng lồ được phát hiện ở Peru, có thể là ứng cử viên loài động vật nặng nhất từng được ghi nhận.

Đốt sống đầu tiên của loài Perucetus được nhà cổ sinh vật học người Peru, Mario Urbina Schmitt, phát hiện cách đây hơn 10 năm tại sa mạc Ica, miền Nam Peru. 

leftcenterrightdel
 Mô phỏng cá voi Perucetus colossus trong môi trường sống ven biển. Chúng dường như có 2 chân trước để "đi bộ" dưới đáy biển. Nguồn: Alberto Gennari.

Tác giả nghiên cứu, Alberto Collareta, nhà cổ sinh vật học tại Đại học Pisa, Ý, cho biết, mẫu hóa thạch khổng lồ 39 triệu năm tuổi “không giống bất cứ thứ gì tôi từng thấy”. Theo ông, đây là bộ xương nặng nhất đối với động vật có vú, có thể là động vật có xương sống nặng nhất từ trước đến nay.

Từ bộ xương không hoàn chỉnh, các tính toán cho biết Perucetus có khối lượng cơ thể ước tính từ 85-340 tấn, lớn hơn trọng lượng của cá voi xanh, loài vật từng được coi là động vật có khối lượng cơ thể lớn nhất cho đến nay, trong đó con lớn nhất được biết đến có khối lượng dưới 200 tấn.

leftcenterrightdel
 Đốt xương khổng lồ của Perucetus được nhấc lên bằng tời tại nơi khai quật. Ảnh: Giovanni Bianucci.

Từ một phần bộ xương hóa thạch của Perucetus colossus được tìm thấy, bao gồm 13 đốt sống, 4 xương sườn, 1 xương vây, các nhà nghiên cứu ước tính bộ xương dài từ 17-20 m.

Mỗi đốt sống nặng hơn 100 kg và xương sườn dài gần 1,4 m.

leftcenterrightdel
 Video mô phỏng hoạt động của cá voi Perucetus. Nguồn: Dailymail.

Bộ xương này ngắn hơn bộ xương của một con cá voi xanh trưng bày tại Bảo tàng Lịch sử tự nhiên ở London, Anh, dài 25 m, tuy nhiên, theo các nhà khoa học, với đặc tính đặc và chắc, khối lượng xương của Perucetus có thể nặng gấp 2-3 lần so với xương của cá voi xanh và có khả năng nặng hơn xương bất kỳ động vật có vú hoặc động vật có xương sống nào dưới đại đương từng được biết đến.

leftcenterrightdel
 Khoan lấy mẫu xương từ hóa thạch của Perucetus. Ảnh: Giovanni Bianucci.

Nhà cổ sinh vật học Bianucci cho rằng, Perucetus có thể nặng gần bằng 2 con cá voi xanh, 3 con Argentinosaurs, là một chi của khủng long Sauropoda sống ở Argentina, hay hơn 30 con voi rừng châu Phi.

Perucetus khả năng bơi chậm do khối lượng cơ thể khổng lồ.

leftcenterrightdel
Các chi tiết xương trong bộ xương của Perucetus được tìm thấy. Nguồn: Dailymail.

Các chuyên gia cho biết mẫu vật Perucetus dường như đã đến tuổi trưởng thành về mặt sinh dục, nhưng quan sát và nghiên cứu các đốt sống cho thấy, nó có thể vẫn đang phát triển.

Các nhà nghiên cứu không có hộp sọ hoặc răng của con vật, nhưng các đặc điểm đã biết của nó cho thấy, Perucetus có khả năng kiếm ăn sát đáy biển.

leftcenterrightdel
 Khối lượng của loài Perucetusso với một số động vật khác. Nguồn: Dailymail.

Các phát hiện chỉ ra rằng loài động vật biển có vú đã đạt được khối lượng lớn như vậy sớm hơn 30 triệu năm so với hiểu biết trước đây.

Khối lượng đặc biệt nặng của bộ xương Perucetus cho thấy quá trình tiến hóa có thể tạo ra những sinh vật có đặc điểm vượt xa trí tưởng tượng của các nhà khoa học và là cơ hội để đánh giá lại sự hiểu biết của con người về sự tiến hóa của động vật.

Văn Phong/CNN, AP