Như đã phản ánh ở loạt bài trước về tình trạng rừng tự nhiên ở xã Cao Quảng, huyện Tuyên Hóa, tỉnh Quảng Bình bị lâm tặc tàn phá nghiêm trọng, PV Báo Bảo vệ pháp luật đã làm việc với chủ rừng và đơn vị chuyên trách bảo về rừng để làm rõ hơn vấn đề.

Theo đó, tại buổi làm việc với PV ông Mai Xuân Tuyên – Chủ tịch UBND xã Cao Quảng, huyện Tuyên Hóa là đơn vị quản lý trực tiếp tại khu rừng bị phá, ông Tuyên thẳng thắn thừa nhận việc phá rừng như PV phản ánh là có.

“Trong thời gian gần đây cũng có nghe anh em đi kiểm tra rừng về báo cáo là có khai thác, đồng thời các chú (PV) đã vào thực tế kiểm tra và phản ánh đây thì chắc là có chứ không thể tránh khỏi được”.

Tuy nhiên, đứng trước thực trạng rừng bị phá nghiêm trọng như vậy nhưng ông Tuyên lại cho rằng lí do lớn nhất là do người dân xóm Chay thuộc xã Quảng Sơn, TX Ba Đồn. Số này là những người nhàn cư, họ cũng không có nghề chi để làm nữa, khi lực lượng chức năng vào kiểm tra thì họ ra còn khi lực lượng chức năng rút ra thì thì họ lại vào rừng.

leftcenterrightdel
 Trước thực trạng rừng xanh bị tàn phá, ông Tuyên chỉ biết lấy lí do người dân thôn Chay không có việc làm nên chỉ biết vào rừng để bao biện.

Người vào phá rừng ở đây chủ yếu là người dân xóm Chay ở xã Quảng Sơn, người dân ở đây chủ yếu bám vào nghề rừng. Kể cả đàn bà họ cũng đi rừng khai thác gỗ, trong nhà 2 vợ chồng gùi gánh đưa thêm 2 con trâu vào rừng, cứ đầu tuần đi thì cuối tuần về, có con kéo 1 khúc, con kéo 2 khúc.” Ông Tuyên phân trần

Đồng thời cũng đưa ra giải pháp đó là giải quyết công ăn việc làm cho người dân nơi đây.

“Đây thực sự là 1 vấn đề rất khó khăn, cho nên vấn đề gốc là phải làm sao giải quyết cái vấn đề ở xóm Chay ấy. Còn biện pháp tuần tra ngăn chặn thì kể cả anh em vô chốt trong rừng, nhưng khi anh em về là dân lại tháo lán, vứt đồ đạc hết”. Ông Tuyên trao đổi thêm.

leftcenterrightdel
 Rừng xanh bị phá tan hoang

Cùng quan điểm với chủ rừng, đại diện đơn vị chuyên trách bảo về rừng, ông Nguyễn Thế Sơn- Hạt trưởng Hạt kiểm lâm Tuyên Hóa cho rằng việc kiểm tra bắt giữ gỗ tại khu vực xóm Chay là rất khó khăn.

“Khi gỗ được kéo về tập kết nơi làng Chay là mình không vào được, mình đã làm mấy vụ rồi nhưng thất bại, khi lực lượng chức năng tiến hành kiểm tra xử lý thì dân họ ùa ra, chủ yếu là trẻ em và phụ nữ…ra cứ ôm lấy mỗi anh Kiểm lâm mỗi người vậy. Bây giờ có điện thoại di động mỗi người cầm 1 máy vừa ôm vừa quay. Anh em mình mà có động tay động chân 1 cái là Cha gióng chuông nhà thờ ngay”. Ông Sơn cho biết.

Cũng theo ông Sơn, sau phản ánh của báo Bảo vệ pháp luật hạt kiểm lâm Tuyên Hóa ghi nhận và cảm ơn những phản ánh từ báo, đồng thời cho biết đã ra quyết định thành lập đoàn kiểm tra xác minh sự việc trên. Bên cạnh đó cho biết sẽ báo cáo xin ý kiến của Chi cục, huyện. Nếu như huyện có hỗ trợ kinh phí thì trên cơ sở đánh giá số gỗ trên có thể đưa ra được thì sẽ báo cáo sở Tài chính để xác định xem nguồn thu từ lâm sản đó được báo nhiêu, rồi mới thông qua phương án với sở để sở duyệt.

Báo bảo vệ pháp luật sẽ tiếp tục thông tin.


Nguyễn Cường