Các luật sư đã gửi văn bản đề nghị Quốc hội giám sát quá trình giải quyết 2 vụ án Nguyễn Đức Kiên và Huỳnh Thị Huyền Như.
 

 

Tại phiên tòa sơ thẩm xử vụ án Huyền Như, đại diện Ngân hàng Công thương và luật sư của Ngân hàng này nêu các đoàn thanh tra của Ngân hàng Nhà nước thanh tra Ngân hàng Công thương (tại nơi xảy ra vụ án), trong và sau khi xảy ra vụ án cũng không phát hiện ra sai phạm gì, kết luận đơn vị này hoạt động đúng pháp luật.
 
Đối với việc góp vốn, mua cổ phần của các ngân hàng thương mại, sau sự việc ông Nguyễn Đức Kiên bị khởi tố, truy tố vì kinh doanh trái phép, cho đến nay, Ngân hàng Nhà nước cũng không có ý kiến gì về việc có hàng loạt doanh nghiệp góp vốn, mua cổ phần ngân hàng mà không có đăng ký kinh doanh ngành nghề này.
 
Bản kiến nghị cũng đề nghị Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét và có ý kiến về công văn 350 của Ngân hàng Nhà nước. Đồng thời, đề nghị Ủy Ban thường vụ Quốc hội chính thức có giải thích về điều 106 Luật các TCTD.
 
Nghiêm minh và khách quan
 
Các luật sư đưa ra nhiều thông tin, phân tích, đề nghị về các trường hợp bỏ lọt tội phạm, xác định thực chất địa chỉ chống tham nhũng, nguyên nhân và điều kiện tham nhũng.
 
Bản kiến nghị nêu các trình tự tố tụng luật pháp đã quy định đều đảm bảo cho việc xét xử được khách quan, nghiêm minh với mọi hành vi phạm tội, tránh oan sai. 
 
Theo các luật sư, không nên vì yêu cầu xét xử sớm mà hạn chế việc các cơ quan tố tụng trả lại hồ sơ, không nên vì yêu cầu xét xử sớm mà chấp nhận kết quả điều tra chưa đạt yêu cầu, chưa khách quan.
 
Các luật sư cũng mong muốn các thông tin về hai vụ án được phản ánh và lắng nghe từ nhiều chiều, các phán quyết của Tòa án được đưa ra trên cơ sở tranh tụng tại phiên tòa đúng theo tinh thần cải cách tư pháp.
 
Theo Đất Việt
.