Bị đưa ra xét xử về tội “Tham ô tài sản” với số tiền 200 triệu đồng, nhưng bị cáo Phạm Duy Hiển - nguyên Chủ tịch UBND xã Tân Hưng (Lạng Giang, Bắc Giang) lại một mực kêu oan. Vì sao lại như vậy ?

 


Luật sư Nguyễn Đình Huân, Trưởng Văn phòng luật sư Nguyễn Đình Huân – người bào chữa cho bị cáo cũng cho rằng: có những chi tiết chưa được làm rõ như: việc ông Hữu thu tiền bán đất được 385 triệu đồng là đúng, nhưng đã chi phí cho việc đón danh hiệu anh hùng, chi giải phóng mặt bằng đất cho các hộ và một số khoản chi khác... Việc khẳng định đến ngày 17-3-2006 tiền bán đất chỉ còn 120.000.000 đồng là thiếu căn cứ. Số tiền 80 triệu đồng ông Hữu tạm ứng Thủ quỹ UBND xã đã thể hiện rõ trong sổ sách, còn việc có đưa cho Hiển hay không thì chưa được làm rõ. Hơn nữa, cũng không có bút tích nào thể hiện việc ông Hiển phải đưa và ứng tiền rồi chiếm đoạt nên rất thiếu thuyết phục”. Ngày 8/9/2008, ông Nguyễn Đức Hữu đã có báo cáo giải trình sự việc này với đoàn kiểm tra Huyện ủy Lạng Giang như sau: “Đầu năm 2006, ông Hiển là Chủ tịch UBND xã có nguồn tiền của gia đình chưa dùng đến có đưa cho tôi tạm ứng sử dụng là 80 triệu đồng chi các công trình xây dựng tập thể không vào sổ sách. Đến cuối tháng 2/2006, ông Hiển đòi nhưng do chưa quyết toán được các công trình và chưa rút được tiền nên tôi ứng Quỹ UBND xã để trả ông Hiển”. Ngoài lời khai của ông Hữu, không có tài liệu nào chứng minh số tiền trên.


 “Theo những chứng cứ có trong hồ sơ vụ án có thể khẳng định bị cáo Phạm Duy Hiển trong thời gian làm Chủ tịch UBND xã Tân Hưng đã thiếu trách nhiệm trong quản lý kinh tế, nhưng việc truy tố bị cáo tham ô tài sản với số tiền 200 triệu đồng là thiếu căn cứ, thiếu sức thuyết phục. Những lời khai của các nhân chứng trong vụ án còn mơ hồ, chủ quan chưa được đối chất làm rõ...” - Luật sư Nguyễn Đình Huân cho biết.  

 

Sau khi nghiên cứu kỹ hồ sơ và kết quả thẩm vấn, tranh luận tại phiên tòa, HĐXX TAND tỉnh Bắc Giang quyết định hoãn xét xử vụ án, trả hồ sơ, đề nghị điều tra bổ sung làm rõ các tình tiết liên quan.
 

Hữu Hoa

.