(BVPL) -  Trong khi Tỉnh ủy Hải Dương chỉ đạo chấm dứt các lò gạch thủ công, các ngành chức năng tỉnh lại ldẹp luôn những lò gạch đạt chuẩn của Bộ KH-CN. Việc làm khó hiểu này khiến hàng chục chủ lò gạch liên tục kiểu đứng và những người lao động tại xã Cộng Hòa, huyện Nam Sách rơi vào hoàn cảnh “màn trời chiếu đất”…
 
Phản ánh tới Báo BVPL người dân xã Cộng Hòa, huyện Nam Sách, tỉnh Hải Dương  cho biết việc  dẹp bỏ lò gạch thủ công lại “tiện tay” dẹp luôn lò gạch liên tục kiểu đứng đã đẩy họ rơi vào cảnh “màn trời chiếu đất”. Họ đã vay mượn cầm cố hết tài sản, nhà cửa để xây dựng lnhững lò gạch (đạt tiêu chuẩn) làm kế sinh nhai. Nhưng bỗng chốc đã bị chính quyền địa phương “biến” họ thành những người thất nghiệp, nợ nần, phá sản chỉ vì các cấp lãnh đạo tkhông thực sự lắng nghe các ý nguyện của người dân trong quá trình xóa bỏ và phân biệt rạch ròi giữa lò gạch “thủ công” và lò "gạch đứng”. Đáng nói từ ngày 18/9/2016  Công an huyện và lực lượng Công an xã Cộng Hòa đã đến cắm chốt ở bãi Đồng Kênh thôn An Điền không cho các chủ lò "gạch đứng" ở đây đốt lò và làm bất cứ hoạt động nào liên quan đến sản xuất gạch.
 
Ông Mạc Văn Tuấn – Chủ tịch UBND xã Cộng Hòa ( khoanh đỏ) đang cố tình thách thức dư luận
Ông Mạc Văn Tuấn – Chủ tịch UBND xã Cộng Hòa ( khoanh đỏ) đang cố tình thách thức dư luận.
 
Chủ lò Phùng Thị Anh cho biết: “Chúng tôi đầu tư 2 cặp lò đứng mất 15 tỉ đồng, giờ còn nợ ngân hàng 2,5 tỉ đồng. Nay Công an huyện, xã vào không cho sản xuất thì chỉ còn nước phá sản”. Cũng theo bà Anh cho biết thêm cơ sở của bà sử dụng trên 100 người lao động, thu nhập dao động từ 4-6 triệu đồng/người/tháng, nay lò "gạch đứng" của bà phải đóng cửa người lao động cũng rất lo lắng cho cuộc sống của họ…
 
Một chủ lò gạch liên tục kiểu đứng cho biết: “Tôi chỉ mong lãnh đạo tỉnh tạo điều kiện cho chúng tôi có công việc và thực hiện theo CV của Bộ Xây dựng tới năm 2018. Quy định của trung ương như vậy nhưng đến địa phương thì họ lại làm khác. Chúng tôi đã đầu tư hàng chục tỉ đồng xây dựng lò, mua nguyên vật liệu nay phải để chúng tôi sản xuất kinh doanh theo đúng lộ trình đã công bố của Chính phủ.
 
Ông Nguyễn Văn Tuấn người lao động ở xưởng gạch của bà Phùng Thị Anh lo lắng: “Phần lớn chúng tôi ở đây là lứa tuổi 40-50, bây giờ đi xin việc ở các Công ty sao nổi.  Nếu lò gạch này bị đóng cửa thì chúng tôi không biết sẽ sống bằng gì? Tôi mong lãnh đạo tỉnh thực hiện đúng chủ trương của Chính phủ, tạo điều kiện cho chúng tôi có công việc để có thu nhập mà nuôi con cái ăn học và trang trải cho cuộc sống gia đình”.
 
Để tìm hiểu rõ hơn về những văn bản chỉ đạo của Tỉnh ủy cũng như UBND tỉnh Hải Dương về việc dẹp bỏ lò gạch đạt chuẩn của Bộ KH-CN, PV Báo BVPL đã tìm đến nhiều cơ quan có thẩm quyền tại tỉnh Hải Dương  để tìm câu trả lời.
 
Trao đổi với PV, ông Nguyễn Đức Chuy – Phó Chủ tịch UBND xã Cộng Hòa huyện Nam Sách cho biết: “Đây là chính chính sách của tỉnh về việc xóa bỏ các lò gạch thủ công và lò "gạch đứng” trên địa bàn xã". 
 
“Ông có phân biệt được đâu là lò gạch “thủ công” và đâu là lò “gạch đứng” không?- PV. Trước câu hỏi của PV, ông Chuy trả lý giải: “Chúng tôi chỉ là người thực hiện theo chỉ đạo của cấp trên (tức là thực hiện theo quyết định của UBND huyện Nam Sách và UBND tỉnh Hải Dương).
 
Trong buổi làm việc với này  PV cũng yêu cầu UBND xã cung cấp các văn bản giấy tờ có liên quan như (hợp đồng thuê đất và biên bản thanh lý hợp đồng giữa UBND xã và các chủ  sở hữu lò gạch). Tuy nhiên, ông Chuy “viện cớ” người giữ các hợp đồng đó hiện không có mặt tại trụ sở. Đáng nói, trong khi làm việc với PV vẫn trong giờ hành chính. 
 
Theo tài liệu mà PV có được thì trước đó ngày 06/8/2016, Tỉnh ủy Hải Dương đã có thông báo số 274 – TB/TU (V/v chấm dứt hoạt động sản xuất gạch thủ công trên địa bàn tỉnh) Trong Thông báo nêu rõ: Sau khi nghe Ban cán sự đảng Ủy ban nhân dân tỉnh báo cáo kết quả kiểm tra và đề xuất việc thực hiện chấm dứt hoạt động sản xuất gạch thủ công trên địa bàn tỉnh (Báo cáo số 45-BC/BCS ngày 14/6/2016) và ý kiến tham gia của các sở, nghành liên quan, Ban Thường vụ Tỉnh ủy kết luận như sau: UBND tỉnh và UBND các huyện, thị xã, thành phố, lãnh đạo các cơ quan chức năng kiểm tra, cho dừng ngay hoạt động sản xuất và tháo dỡ các lò gạch thủ công các loại trên địa bàn tỉnh.
 
 

 

Chỉ đạo của Tỉnh ủy hải Dương là chấm dứt lò thủ công nhưng UBND tỉnh lại “mở rộng” chấm dứt luôn lò đứng liên tục.
Chỉ đạo của Tỉnh ủy hải Dương là chấm dứt lò thủ công nhưng UBND tỉnh lại “mở rộng” chấm dứt luôn lò đứng liên tục.
 
Rõ ràng, việc Tỉnh ủy Hải Dương đã thông báo là quá rõ ràng và nội dung chỉ nói đến việc cho “dừng ngay hoạt động sản xuất lò thủ công". Điều đáng quan tâm ở đây là: Khi thông báo 274 – TB/TU còn chưa ráo mực thì đến ngày 11/8/2016, UBND tỉnh Hải Dương có văn bản số 1992/UBND – VP, do ông Nguyễn Anh Cương – Phó Chủ tịch UBND tỉnh ký với nội dung (chấm dứt hoạt động sản xuất đất sét nung bằng lò thủ công trên địa bàn tỉnh Hải Dương) Phần đầu ghi rõ thực hiện Thông báo 274 – TB/TU. Tuy nhiên, nội dung của văn bản này lại không đứng  với thông báo 274 – TB/TU, được thể hiện tại mục 1 như sau: “Yêu cầu chấm dứt ngay hoạt động sản xuất gạch đất sét nung bằng lò thủ công” nhưng lại cài thêm một câu “bao gồm lò thủ công có xử lý khí thải, lò liên tục kiểu đứng”.
 
Ở một diễn biến khác, ngày 15.7.2016 Bộ Xây dựng đã ban hành CV số 1452/BXD-GĐ về việc tăng cường công tác quản lý đối với các lò nung thủ công sản xuất vật liệu xây dựng trên phạm vi toàn quốc gửi các UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương. Theo công văn này, Bộ Xây dựng đề nghị UBND các tỉnh “Chấm dứt hoạt động các lò gạch thủ công, thủ công cải tiến trước năm 2016, chấm dứt hoạt động các lò gạch đứng liên tục, lò vòng sử dụng nhiên liệu hóa thạch trước năm 2018”.
 
Như vậy, đối chiếu với CV của Bộ Xây dựng, các chủ lò gạch liên tục kiểu đứng có quyền hoạt động sản xuất đến trước năm 2018. 
 
Chỉ cách một con mương nhưng các lò gạch đứng liên tục huyện Kinh Môn vẫn hoạt động bình thường.
Chỉ cách một con mương nhưng các lò gạch đứng liên tục huyện Kinh Môn vẫn hoạt động bình thường.
 
Việc làm trên đã ảnh hưởng nghiêm trọng tới đời sống của người dân Nam Sách. Đề nghị các cơ quan có thẩm quyền nhanh chóng có biện pháp để đảm bảo quyền lợi hợp pháp của người dân.
 
BVPL sẽ tiếp tục thông tin vụ việc trên.
 
Minh Châu
.