Ra trường, cầm tấm bằng tốt nghiệp đại học loại khá, giỏi trên tay nhưng nhiều cử nhân vẫn chưa tìm được việc làm. Cực chẳng đã, họ chấp nhận xin làm công nhân để giúp đỡ gia đình và “chờ việc”. Tuy nhiên, khi biết họ có bằng cử nhân, nhiều doanh nghiệp đã từ chối tuyển dụng.
 

 

Đến 3 tháng sau, không thấy Cty gọi, trong khi những người nộp hồ sơ cùng Hương đã lần lượt đi làm. Biết không không trúng tuyển, Hương nộp hồ sơ qua Cty khác. Tuy nhiên, khi nhìn hồ sơ của Hương, họ cũng trả lời đã tuyển đủ, khi nào cần sẽ gọi.

Rút kinh nghiệm, Hương đã nhờ gia đình làm cho vài bộ hồ sơ “trắng”. Hương cho biết, lần này sẽ không điền trình độ, chuyên môn, đồng thời không nộp bảng điểm, bằng tốt nghiệp ĐH vào hồ sơ nữa, thay vào đó chỉ để bằng tốt nghiệp THPT. “Em hy vọng lần này sẽ được tuyển dụng, chứ cứ ngửa tay xin tiền bố mẹ mãi ngại lắm. Bố mẹ lại còn phải nuôi các em nữa”, Hương ngậm ngùi.

Không tuyển vì cử nhân hay nhảy việc

Không chỉ Hương mà hàng ngàn cử nhân khác cũng trong hoàn cảnh tương tự. Ai cũng học hành bài bản, hồ sơ với bảng điểm “đẹp”, nhưng nhiều Cty vẫn từ chối. Lý giải điều này, bà Nguyễn Thị Đông -TGĐ Cty hóa mỹ phẩm Hoa Lan (KCN Phố Nối A, Hưng Yên) cho rằng, sở dĩ các DN không muốn nhận công nhân là cử nhân vì những LĐ này sẽ không bao giờ an phận làm công nhân. Họ chỉ xin làm tạm thời và chờ việc, khi nào xin được vào các cơ quan nhà nước, các Cty lớn hoặc nhân viên văn phòng với thu nhập cao hơn là họ sẽ bỏ việc ngay. Như thế, DN mất thời gian, kinh phí đào tạo. Lúc bình thường thì không sao, nhưng khi có nhiều đơn hàng gấp, thì đó là cả một vấn đề.

Đồng quan điểm với bà Đông, ông Lê Ngọc Trung - phụ trách nhân sự Cty Thiết bị y tế Trung Anh cho rằng, việc tiếp nhận một LĐ vào làm việc thì không khó, nhất là khi DN cần người, vấn đề là họ có gắn bó được lâu dài hay không. Ông Trường cũng cho rằng, do trong các trường chủ yếu dạy lý thuyết, nên DN phải bỏ chi phí đào tạo lại.
 

Theo Lao Động