Vương điểu, kỳ nhông - thú chơi mới của dân thành phố biển
Cập nhật lúc 14:55, Thứ năm, 28/11/2013 (GMT+7)
Tuy chưa phổ biến như ở Hà Nội hay TP.HCM, nhưng ở Khánh Hòa cũng có những người chơi chim đại bàng, đặc biệt có người còn được giới chơi loài chim săn mồi này trên cả nước biết đến như là “vua thần điêu”.
Những chủ hàng này giải thích nguyên ngân giá cao hơn khi mua của anh Trung là vì hàng của họ từ nước ngoài nhập về TP.HCM, rồi mới chuyển ra Nha Trang, còn hàng của anh Trung được chuyển trực tiếp từ Thái Lan về Nha Trang nên ít hơn một chặng cước phí? Chủ hàng tên Cường cho biết: “Ở TP.HCM việc nuôi các loài động vật này làm cảnh rất phổ biến. Còn ở Nha Trang chưa đông lắm và người chơi chủ yếu là thanh thiếu niên và học sinh nên có lẽ phong trào này chưa chắc đã bền”.
Nhìn chung các loài động vật bò sát ngoại lai hiện có ở Nha Trang như: Rắn Mỹ, thằn lằn da báo, kỳ nhông Nam Mỹ, rồng Úc đều có màu sắc rất sặc sỡ, riêng các loài kỳ nhông, rồng Úc còn có hình dáng gai góc trông rất kỳ dị. Nhưng theo những người chơi, chính màu sắc sặc sỡ, hình thù kỳ dị cùng với đặc tính “thân thiện” với con người, không đòi hỏi cao về điều kiện chăm sóc là điểm hấp dẫn họ nuôi những loài này, dù giá cả không hề rẻ.
Thú chơi chim đại bàng và các loài động vật bò sát có nguồn gốc ngoại lai đang được xem là những thú chơi “độc”. Nếu như cái “độc” của thú chơi đại bàng là ở chỗ người chơi cảm thấy oai khi sở hữu loài chim mang biểu tượng sức mạnh “vương quyền”, hay nghĩ nó sẽ đem lại may mắn vì “đã có thần điêu, muốn bao nhiêu cũng có” như cách nói của anh H. và giới chơi loài chim này, thì cái “độc” của thú chơi các loài bò sát ngoại lai lại chỉ vì nó lạ, hiếm và trông có vẻ… kinh dị. Với việc nhiều người đang nuôi các loài động vật này một cách công khai và có xu hướng gia tăng, dư luận đang đặt câu hỏi, việc đó có vi phạm pháp luật và sẽ có tác động như thế nào đến hệ sinh thái bản địa, sau những bài học về động vật ngoại lai trong thời gian qua?
Theo Khánh Hòa Online
.