Lực lượng “trai gọi” không chỉ có những thanh niên khiếm khuyết về sinh lý mà cả những “men xịn”.
 

 

Cần có chính sách
 
Cũng như các quốc gia khác, người đồng tính ở Việt Nam bao gồm những người đồng tính nữ (lesbian), đồng tính nam (gay), lưỡng giới (bisexual) và hoán tính, chuyển giới (transgender/transsexual people). Năm 2013, tại hội thảo do Viện Nghiên cứu xã hội kinh tế và môi trường (iSEE) và Chương trình Phối hợp của Liên Hợp quốc về HIV/AIDS tổ chức, ông Lê Quang Bình (Viện trưởng iSEE) đưa ra ước tính số người đồng tính tại Việt Nam là khoảng 1,65 triệu người, tương đương khoảng 2% dân số. Số người thuộc “thế giới thứ ba” ở Việt Nam xuất hiện ở nhiều tỉnh, thành khác nhau, song chủ yếu sinh sống ở hai thành phố lớn là Hà Nội và TP.Hồ Chí Minh.

Hiện chưa có nhiều nghiên cứu về đồng tính luyến ái, đại bộ phận người dân còn kỳ thị cũng như có những suy nghĩ sai lệch về người đồng tính. Điều này có thể tác động xấu đến những người trót mang kiếp “thân sâu, hồn bướm” và đến xã hội nói chung. Làm thế nào để tạo điều kiện cho họ hòa nhập cộng đồng, thoải mái sống và làm việc, giảm thiểu vấn nạn mại dâm đồng tính đang nhức nhối hiện nay và các tệ nạn xã hội “ăn theo” như lừa đảo? Điều này cần sự vào cuộc của các cơ quan chức năng, sự chung sức từ cộng đồng cũng như chính những người đồng tính.

Quốc hội nước ta vừa thông qua Dự thảo Luật Hôn nhân và Gia đình (sửa đổi) năm 2013. Dự thảo nêu rõ: “Nhà nước không thừa nhận quan hệ hôn nhân giữa những người cùng giới tính”, thay vì cấm như trong Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2000. Đây là một thuận lợi cho người đồng tính hòa nhập cộng đồng và sinh sống như một công dân bình thường khác. Ở một vài địa phương, các cặp đôi đồng tính đã tổ chức đám cưới mặc dù không được pháp luật thừa nhận.


Theo PLVN