Lương thấp, cần tiền để trang trải cuộc sống hằng ngày, lo cho người thân ở quê, đưa con đi nhập viện, thậm chí để thoả mãn những nhu cầu ăn chơi… nhiều công nhân (CN) đã nhắm mắt cầm cố thẻ ATM (mà DN trả lương qua đó) để vay tiền của “tín dụng đen”. Với lãi suất “cắt cổ”, nhiều CN không thể trả được nợ, cuộc sống lao đao theo vòng xoáy trả nợ cho các ông “trùm” cho vay nặng lãi. Để giải quyết căn cơ tình trạng này, cần có sự vào cuộc kịp thời của các ngành chức năng và tổ chức công đoàn (CĐ), đặc biệt là vai trò của các CĐCS.

 

 

Tiền cho những cuộc chơi của nhóm G không phải lúc nào cũng sẵn, nên hiệu cầm đồ là “cứu cánh” cho những CN. G cho biết, việc vay tiền bây giờ rất dễ bởi bước chân ra khỏi cổng nhà trọ là vô vàn tờ rơi dán trên tường có thông tin về việc “hỗ trợ tín dụng” kèm số điện thoại liên hệ. Và, đồ thế chấp cũng rất dễ: Từ xe máy, máy tính, điện thoại… cho đến CMND, và “ưa thích” nhất là thẻ ATM!

Tùy theo món cầm đồ, chủ hiệu tính lãi từ 2.000-5.000đ/1 triệu tiền vay/ngày. Cho rằng món tiền lãi không nhiều nên có lần G “bẵng quên” đồ ở hiệu đến hơn 2 tháng. Khi quay lại chuộc, chủ cửa hàng “chỉ” tính thêm có hơn 1 triệu đồng tiền lãi cho khoản vay 3 triệu đồng!

Một chủ tiệm cầm đồ tại KCN Yên Phong (Bắc Ninh) cho biết, CN vay nợ chủ yếu còn trẻ tuổi, đặc biệt, vào mùa World Cup 2014 vừa qua, ngày nào cũng có nhiều CN tới cầm đồ để vay tiền.

 

Bài 2: “Cắm” thẻ dễ, nhưng “nhổ” rất khó

 

Theo Lao động

.