Tài nguyên quốc gia "chảy máu", ai xót?
Cập nhật lúc 14:44, Thứ tư, 13/11/2013 (GMT+7)
Cách đây khoảng trên dưới mười năm, khi tôi còn phụ trách chương trình Công nghiệp và Thương mại của Đài Tiếng nói Việt Nam (TNVN), vì quá sốt ruột trước nạn xuất lậu quặng các loại của một tỉnh ở miền núi phía Bắc nên đã cử một phóng viên có "tay nghề cao" lên điều tra... (lâm tặc, đá đỏ tặc, vàng tặc, than tặc, Bạch Hổ, tài nguyên)
(BVPL) - Cách đây khoảng trên dưới mười năm, khi tôi còn phụ trách chương trình Công nghiệp và Thương mại của Đài Tiếng nói Việt Nam (TNVN), vì quá sốt ruột trước nạn xuất lậu quặng các loại của một tỉnh ở miền núi phía Bắc nên đã cử một phóng viên có “tay nghề cao” lên điều tra. Đọc bài báo của phóng viên, tôi chợt rùng mình khi mường tượng đến cảnh đêm đêm, thậm chí cả ban ngày, trên tuyến đường chạy sang biên giới phía Bắc, hàng chục chiếc xe trọng tải hàng chục tấn nối đuôi nhau chở quặng thô xuất lậu (trong đó phần nhiều là quặng Titan) sang nước láng giềng.
Mới đây, tôi có dịp ra công tác tại Dàn khoan số 2 (một trong gần 20 dàn khoan thuộc mỏ Bạch Hổ) thì được biết, mỗi ngày chỉ riêng dàn khoan này đã khai thác 4.700 tấn dầu thô thương phẩm để chuyển ra các tàu chứa xuất thẳng đi nước ngoài. Giá một tấn dầu thô xuất chỉ bằng 1/10 giá các chế phẩm sau khi chế biến bằng công nghệ hoá dầu. Câu hỏi đặt ra là, đến bao giờ chúng ta tận dụng được hết công nghệ hoá dầu vào khai thác tài nguyên này để dòng dầu thô - thứ tài nguyên quý giá của mọi quốc gia không còn “chảy máu”. Được biết, trữ lượng mỏ dầu Bạch Hổ được dự đoán vào khoảng 5,4 triệu tấn, vậy với đà khai thác đều đặn “như vắt chanh” này thì chẳng bao lâu mỏ dầu sẽ hết, giống như các mỏ than của ta cũng đã rung lên hồi chuông báo động về sự cạn kiệt…
Hoàng Bách Thành
.