Những ngày Tết đang đến gần, nhiều bạn sinh viên vất vả chạy ngược, chạy xuôi kiếm tiền tiêu tết. Có những bạn may mắn kiếm được việc làm thêm ưng ý, nhưng cũng có nhiều bạn rơi vào những tình huống dở khóc dở cười.
 
Bi hài nghề học thuê
 
Bạn Phương Anh muốn kiếm tiền tiêu tết, nhưng cũng ngại xin làm những việc như bán hàng, phục vụ nên quyết định đi học thuê. Đăng biển quảng cáo nhận học thuê trên FB được một ngày thì có người thuê. Qua trao đổi, Phương Anh nhận ngay đi học thuê cho một chị học văn bằng 2.
 
Mới hôm đầu đi học Phương Anh đã gặp tình huống dở khóc dở cười. Cô giáo môn tiếng Anh của lớp văn bằng 2 cũng chính là cô giáo dạy tiếng anh của Phương Anh. Bị cô phát hiện, còn tuyên bố báo nhà trường cảnh cáo. Phương Anh hoảng hốt, xin mãi cô mới đồng ý xem xét lại. Thế là giấc mộng kiếm tiền tiêu tết tan tành.

 

Học thuê đã trở thành nghề phổ biến trong sinh viên
Học thuê đã trở thành nghề phổ biến trong sinh viên

 

Bạn Minh Hà thì khác đi học thuê cho một lớp tại chức, từ tháng 11 tình đến giờ cũng gần 2 tháng. Do có thành tích học tập tốt, lần nào gọi đứng dậy cũng trả lời rõ ràng nên được chọn đi dự một cuộc trao đổi gặp gỡ với khóa dưới. Bi hài thay khóa dưới chính là khóa của Minh Hà đang theo học.Từ chối, nhưng thầy cứ nghĩ là khiêm tốn nên không cho phép. Bị cho vào danh sách bắt buộc, Minh Hà chỉ còn nước khai thật với thầy,…

 
Sinh viên làm nghề ăn cỗ thuê
 
Nghề ăn cỗ thuê đang là một nghề thu hút và hấp dẫn với nhiều bạn sinh viên. Đây được coi là nghề vừa được ăn, được nói lại được gói mang về nhưng không hề đơn giản như nhiều người nghĩ.
 
Bạn Hoàng Đông chia sẻ: “Cứ tầm cuối năm mình lại đăng ký đi ăn cỗ cưới thuê. Khi kí hợp đồng nghiêm ngặt lắm. Gặp được đám dễ thì chỉ ăn xong rồi về. Nhưng có đám thì phải ở lại tiếp khách đến mệt. Nhiều hôm uống say quá, mình còn không đi học được nữa”.
 
Theo Đông chia sẻ có những đám, Đông còn phải đọc kịch bản đến thuộc lòng, có lúc còn bị người thuê giám sát từng tí một. Nhiều lúc áp lực quá, còn làm hỏng cả kịch bản.
 
Không chỉ có Đông mà một số bạn nữ khác cũng gặp tình huống dở khóc dở cười khi đi ăn cưới thuê.
Bạn An An, sinh viên Báo chí chia sẻ: “Em cũng mấy lần đi ăn cưới thuê rồi. Thu nhập giao động tư 100.000- 300.000/ đám. Có lần, em đến dự một đám cưới của một gia đình quyền quý ở Hà Nội, do bỡ ngỡ vì họ quá cung kính, nên em mất tự tin. Gia đình cô dâu cứ ngỡ em là bồ của khách nhà họ, nên suốt buổi cứ chú ý về em”.
 
Dịch vụ thuê người yêu phát triển rầm rộ
 
Những năm gần đây, dịch vụ thuê người yêu đang phát triểm rầm rộ trên các mạng xã hội. Những lời mời gọi quảng cáo như : “Cho thuê người yêu ra bắt bạn bè, gia đình, đi uống cafe tâm sự, du lịch…” luôn là tâm điểm thu hút khách hàng. Nhiều sinh viên nữ xinh đẹp luôn nhận được những hợp đồng đắt giá.
 
Những ngày Tết đang về gần, mong muốn kiếm một khoản tiền "nho nhỏ" để vui chơi ngày Tết thúc đẩy. Một số bạn sinh viên, lại nô nức rủ nhau gia nhập "dịch vụ thuê người yêu". Không ít các bạn đã gặp những tình huống oái ăm.

 

Dịch vụ thuê người yêu về ăn Tết đang hot tại Việt Nam
Dịch vụ thuê người yêu về ăn Tết đang hot tại Việt Nam
 
Bạn Hoài An tâm sự: "Mình có người yêu rồi, nhưng vì bạn rủ nên cũng tham gia "đóng thế" để kiếm ít tiền tiêu tết. Ai ngờ bị người yêu nhìn thấy, đánh ghen một trận. Thế có khổ không cơ chứ. Tí nữa thì chia tay vì hiểu nhầm".
 
Bạn Minh Chi chia sẻ: "Nhiều khách hàng lịch sự thì không vấn đề gì. Nhưng có những khách hàng phá điều lệ hợp đồng, đòi hỏi thái quá. Mình phải tìm cách chạy...mất dép, nhỡ không họa vào thân".
 
Thế mới thấy được hết nỗi khổ của sinh viên khi "lao đao" kiếm tiền tiêu Tết. Họ không có mục đích xấu mà chỉ là một mục đích chính đáng kiếm tiền, nhưng gặp không ít cản trở từ xã hội. Mong rằng, xã hội sẽ hiểu và tạo điều kiện hơn nữa để họ học tập và lao động tốt.
 
Theo ĐS&PL