Con sâm đất giống như giun, có tác dụng làm tơi xốp đất, giúp cây phát triển nhanh. Sâm đất bị khai thác nhiều đồng nghĩa với việc nhiều cánh rừng trồng lâu năm và tái sinh bị tàn phá.

 
Thực trạng đào rừng bới sâm ở Khu dự trữ sinh quyển thế giới rừng ngập mặn Cần Giờ (TP HCM) diễn tiến từ nhiều năm qua, tình hình ngày một nghiêm trọng.
 
Đột kích vào vùng cấm
 
Con sâm đất Tại một quán nhậu ở ấp An Nghĩa, xã An Thới Đông, sau nghe khách hỏi: "Có đặc sản gì không?", anh thanh niên tên Hải khoe: "Bát ngát luôn. Em xào nghệ cho mấy anh nhắm nhé!". Hải là một trong nhiều cư dân Cần Giờ ngày ngày lẻn vào rừng phòng hộ moi cua, câu cá mang ếch, móc vọp và đào địa sâm. Dụng cụ kiếm cơm của Hải rất đơn giản: một cái cuốc và một túi vải đựng chiến lợi phẩm.
 
Từ quán nhậu bình dân và cũng là nhà của Hải, sau khoảng 20 phút giẫm bước giữa rừng ô rô, cóc kèn, đước, mắm… và len lỏi qua nhiều cội rễ to đùng, chúng tôi đã lọt thỏm giữa bốn bề rừng xanh.
 
Hải cho biết: "Sâm đất thường tập trung ở nơi có gò đất cao, thủy triều lên xuống, nơi đất ẩm, dưới những tán cây um tùm. Chỉ cần xắn vài nhát cuốc ở độ sâu 2 - 4 cm là thấy ngay".
 
Khi bị trục xuất khỏi mặt đất, những con sâm đất (còn gọi là đồn đột) thu mình lại như con đỉa. Đang chăm chú bới đào, Hải bỗng dừng tay, hướng mắt về phía khoảnh rừng bên kia, nơi có một nhóm bốn người ở ấp An Hòa, xã Tam Thôn Hiệp gồm phụ nữ và đàn ông cũng đang lăm lăm cuốc xẻng săn sâm đất.
 
Cuộc chiến không cân sức
 
Ông Sáu Xe, người rất tâm huyết trong công cuộc gìn giữ "lá phổi xanh" của hơn 8 triệu dân thành phố tỏ ra ngạc nhiên khi nghe nghe hỏi: "Người ta lùng sâm đất làm gì?".
 
Lão nông hớp ngụm trà rồi tuôn một mạch: "Để bán cho các quán nhà hàng đặc sản ở Sài Gòn và xuất khẩu sang Trung Quốc. Qua nói chuyện với các lái, tui được biết đây là vị thuốc cường dương, tăng cường sinh lực mà nhiều người rất thích".
 
Theo anh Thái Đắc Giang, đội viên giữ rừng thuộc Đội giữ rừng Thanh Niên (trực thuộc Tổng đội 1 Thanh niên xung phong TP HCM), những năm trước, địa sâm có rất nhiều nhưng chẳng ai thèm bắt vì không biết dùng vào việc gì. Từ khi biết sâm đất bán được tiền, người ta đổ xô vào rừng lùng bắt.
 
Rạch Mốc Keo ở ấp An Hòa được đánh giá là một trong nhiều điểm oanh tạc của dân săn sâm đất. Anh Giang trần tình: "Chỉ cần gom được một kg sâm đất (khoảng 200 con) là kiếm thu nhập bằng ngày công lao động mà không nhọc sức nên ngày càng có nhiều người bất chấp lệnh cấm, lén lút mang dao, cuốc vào rừng phòng hộ bới đào".
 
Một cán bộ địa phương trăn trở: "Rất khó bắt quả tang những người đi đào sâm đất bởi họ bây giờ không còn đào bới ở vòng ngoài mà tiến sâu vào trong rừng, ém xuồng vào bụi rậm và "tác nghiệp". Chỉ cần thấy bóng dáng kiểm lâm là họ lủi sâu vào rừng ngay. Ngặt nỗi quân số anh em mình có giới hạn, đâu thể quản xuể. Mặt khác, phần lớn họ đều là người nghèo, vì bức bách cuộc sống nên dù biết phạm luật vẫn cứ cắm đầu làm càn. Bắt họ lại, xử phạt thì họ không có tiền, rồi vợ con họ sẽ đói…".
 
Nỗi đau của rừng
 
Nếu đã một lần nhìn thấy cảnh con người ta bới đất tìm sâm, mới cảm nhận được sự hủy diệt tàn khốc của con người với hệ sinh thái tự nhiên. Để tóm được con vật, có người đã không ngần ngại đưa cuốc vào những chùm rễ con móc thẳng lên khiến nhiều cây non bị bứng bật ra khỏi nền đất.
 
Đội viên giữ rừng Thái Đắc Giang trò chuyện, con sâm đất như con giun, có tác dụng làm tơi xốp đất, giúp cây phát triển nhanh. Sâm đất bị khai thác nhiều đồng nghĩa với việc nhiều cánh rừng trồng lâu năm và tái sinh bị tàn phá. Môi trường đất ở nơi đó sẽ xấu đi do không được sâm đất "vun xới".
 
Ngày lại ngày, rừng phòng hộ Cần Giờ vẫn rên xiết trước nạn người ta bơi móc, đào bứng tìm sâm. Do trình độ dân trí thấp, biện pháp chế tài dành cho thợ săn lẫn các thương lái thu gom "con cường dương" còn quá nhẹ nên việc ngăn chặn của các cơ quan chức năng và chính quyền các xã ở Cần Giờ vẫn chưa đạt được hiệu quả như mong đợi. Rừng ngập mặn Cần Giờ vẫn đang trong tình cảnh khốn khổ.
 
Sống dưới những tán rừng ngập mặn, khi bị ai đó đụng vào thì thun cứng mình lại và xịt nước, ngoài tên khoa học Siipunculus và tên gọi địa phương là đồn đột, địa sâm (sâm đất) còn có tên gọi khác là con chặt khoai bởi vẻ "ngoại hình" giống củ khoai.
 
Trùn sông, con vật được ví là
Trùn sông, con vật được ví là "sâm đất"
.
 Anh Tân, với số trùn vừa bắt
 Thợ lặn nhí với số trùn đào được
Thợ lặn nhí với số trùn đào được
 Đó là một loài sinh vật có nhiều ở các vùng biển phía Nam Việt Nam.
Đó là một loài sinh vật có nhiều ở các vùng biển phía Nam Việt Nam.
Sinh vật này có hình dạng, kích cỡ và màu sắc khá
Sinh vật này có hình dạng, kích cỡ và màu sắc khá "đặc biệt".
 Chúng được người dân địa phương gọi là sâm đất và nhiều cái tên khác
Chúng được người dân địa phương gọi là sâm đất và nhiều cái tên khác
 Sâm đất là một loài giun sinh sống ở môi trường nước biển.
Sâm đất là một loài giun sinh sống ở môi trường nước biển.
 Từ xa xưa chúng đã được coi như một thứ hải sản quý, được săn bắt
Từ xa xưa chúng đã được coi như một thứ hải sản quý, được săn bắt
 để dâng cho vua, quan.
để dâng cho vua, quan.
 Các cư dân vùng biển coi sâm đất là một thứ thần dược...
Các cư dân vùng biển coi sâm đất là một thứ thần dược...
Chúng có thể được chế biến thành nhiều món ăn khác nhau, phổ biến là hầm với thuốc Bắc. Trong Đông Y, sâm đất là một vị thuốc quý.
Chúng có thể được chế biến thành nhiều món ăn khác nhau, phổ biến là hầm với thuốc Bắc. Trong Đông Y, sâm đất là một vị thuốc quý.
 
Theo Nguoiduatin.vn
.