Các bác sĩ, điều dưỡng thường xuyên bị bệnh nhân tấn công. Nhẹ thì hư điện thoại, hư đồng hồ hoặc rách áo; còn nặng thì bị thương chảy máu… Nguy hiểm nhất là khi bệnh nhân lên cơn “ngáo đá”.

 


“Có khi mình đang đi phía trước, họ đi phía sau hoặc có khi cả hai cùng đi về phía nhau, họ tưởng mình là con vật gì hoặc tưởng mình đi đến để tấn công, vậy là họ đánh mình. Thường thì bị đánh mất cách bất ngờ. Đến khi khống chế được họ, nếu bị nhẹ thì mình bị hư điện thoại, hư đồng hồ, rách áo … còn không cũng bị thương”, điều dưỡng Bình nói.

Anh kể, có một lần, buổi tối anh đi tập thể dục, một bệnh nhân cũng đi tập thể dục. Anh và bệnh nhân gặp nhau, anh nói bệnh nhân tập vậy được rồi, về nghỉ đi. Đến khi hai người đi vòng lại lần nữa, bất ngờ bệnh nhân đó tấn công anh.

Dù thường xuyên bị đánh nhưng các bác sĩ, điều dưỡng ai cũng muốn gắn bó với nơi này.

“Khi vào đây làm việc, tiếp xúc với bệnh nhân thì mới thấy yêu công việc của mình. Bản thân tôi cũng như nhiều người có cơ hội đi nơi khác làm việc nhưng vẫn muốn ở lại”, anh Bình nói.

Theo anh Bình, đối với bệnh nhân tâm thần thì việc điều trị bằng tâm lý là rất quan trọng. Vì thế, bệnh viện chú trọng vào điều trị tâm lý cho bệnh nhân.

Niềm vui lớn nhất của các bác sĩ, điều dưỡng nơi đây là khi bệnh nhân khỏi bệnh và trở lại thăm họ. Đó cũng chính là động lực, tình yêu để các bác sĩ, điều dưỡng gắn bó với công việc nơi đây.
 

Theo Khánh Hồng/Dân trí

.