(BVPL) - Hàng ngày, khi đi trên những con đường, qua các nút giao thông, vòng  xuyến, dải phân cách… quanh Thủ đô Hà Nội, hẳn ai cũng có thể thấy được sắc màu của hoa, cây cỏ được chăm sóc, được trang trí, cắt tỉa  tạo hình theo nhiều chủ đề rất đẹp. Để có được cảnh quan đó, những người công nhân môi trường, đô thị… ngày ngày đã không quản nắng mưa, gió rét vẫn hăng say, miệt mài làm đẹp cho những con đường của Thủ đô.

 


Tết Nguyên Đán Giáp Ngọ sắp đến, chỉ một tuần nữa thôi, trên  dải phân cách cả cung đường em đang đứng đây sẽ được trồng rất nhiều đào và quất, hai loài cây đặc trưng của ngày Tết cổ truyền, lúc đó thì mùa xuân đã thực sự đến với tất cả mọi người, rồi đó, chị Điệp vui vẻ nói thêm.

Nhìn những con đường, ngõ phố sạch hơn, tươm tất hơn mỗi sớm mai thức dậy, chúng ta sẽ nhớ đến công sức của những người công nhân môi trường, họ đã không quản ngày đêm lặng thầm quét dọn, thu gom rác trên mọi ngả đường, con hẻm của thủ đô. Cũng làm việc một ngày 8 tiếng như những người lao động ở các ngành nghề khác, nhưng với họ thì bất kể ngày nắng hay mưa, là đêm đông gió rét hay trưa hè nóng bức, họ đều phải làm việc hăng say. Hàng ngày, khi màn đêm buông xuống, khi phố phường đã yên giấc thì cũng là lúc âm thanh của tiếng chổi, của những người công nhân môi trường vang lên khắp các con đường, ngõ phố của Hà Nội. Bác Lan, công nhân thu gom rác trên tuyến đường Nguyễn Trãi tâm sự: “ Bác làm công việc này đã được hơn 10 năm, ngày ngày tiếng chổi tre đã đi sâu vào tâm hồn bác, đường phố là những gì thân thương, quen thuộc nhất với bác đối. Đường phố là bộ mặt của đô thị, công việc làm đẹp cho thành phố là trách nhiệm của bác cũng như của những người công nhân như bác…”.

Mặc dù trong công việc còn gặp rất nhiều những khó khăn nhưng trên địa bàn còn một số người dân chưa có ý thức bảo vệ môi trường như: xả rác bừa bãi, ngắt bẻ, giẫm đạp lên cây, cỏ… nhưng những người công nhân này luôn đồng cam cộng khổ, cùng nhau cố gắng hoàn thành công việc, để làm đẹp cho Thủ đô. Họ không chỉ là những người chăm sóc từng khóm hoa, chậu cảnh mà họ còn là những người sáng tạo, tìm ra các cách cắt tỉa các hàng cây xanh để tạo thẩm mỹ cho các khuôn viên đó. Lúc nói chuyện với chúng tôi cũng là lúc chị Thoa đang cắt tỉa để tạo nên dòng chữ: “Di tích khảo cổ quốc gia” tại ngã tư Xã Đàn để đón mừng một năm mới với không khí mới, vận hội mới.

Thầm lặng và nhọc nhằn nhưng thật giản dị, thật ý nghĩa đó là công việc của những người công nhân môi trường đô thị. Những việc họ làm đã và đang góp phần tô điểm, làm đẹp cho cuộc sống, cho những con đường của Thủ đô thân yêu.
 

Hiền – Hòa

.