Người bới rác từng nhặt được 11 cây vàng
Cập nhật lúc 14:45, Thứ bảy, 26/01/2013 (GMT+7)
Bới thấy một túi bóng màu xanh chứa đầy giẻ rách và những thứ vớ vẩn, chị Ngà xé cái túi ra thấy một miếng màu vàng và một dây gồm mười miếng màu giống nhau, tất cả đều in rõ chữ SJC 9999. Báo Bảo vệ Pháp luật điện tử, Cơ quan của Viện kiểm sát nhân dân tối cao
(BVPL) - Bới thấy một túi bóng màu xanh chứa đầy giẻ rách và những thứ vớ vẩn, chị Ngà xé cái túi ra thấy một miếng màu vàng và một dây gồm mười miếng màu giống nhau, tất cả đều in rõ chữ SJC 9999.
Năm 2011, vận may một lần nữa lại đến với chị Ngà khi nhặt được 200 USD và một triệu đồng. Chị Ngà rất có kinh nghiệm với chuyện nhặt được tiền của bởi đã tìm ra “mẫu số chung” là tiền thường nằm trong gối, trong gói giấy, túi xách và phong bì. Lắm khi có cái phong bì quên chưa bóc đã bị quẳng nhầm ra bãi rác, trong đó còn ghi rõ “Chúc mừng hạnh phúc hai cháu” hay “Kính viếng vong hồn cụ”. Kỳ quặc hơn, có dịp chị Ngà còn nhặt được cả con rùa nặng tới 2 kg còn sống nguyên. “Tôi thấy cái bao tải cứ động đậy, rồi có tiếng kêu khù khù bên trong, tò mò nắn thấy cái mai to to đã mừng, tưởng con ba ba không ngờ là con rùa. Nghĩ rùa không bán được giá nên tôi đành đem đi cho”, chị kể.
Những con vật nhặt được ở bãi rác còn sống như vậy rất hiếm, phần đa chúng đã chết từ lâu. Tuy nhiên, rác của người này nhiều khi lại là cơ hội của người khác, mà lắm lúc cơ hội đó có nhiều phần tội lỗi. Trước đây chó chết chưa thối, bụng còn xẹp, thân còn cứng người nhặt rác ở bãi Nam Sơn vẫn đem bán cho các chủ thu gom để rồi họ tuồn vào hàng ăn với giá 40.000-50.000 đồng một con. Hai năm gần đây, chó chết không có người thu mua nữa nhưng mèo chết lại hút hàng. Có bao nhiêu, hết bấy nhiêu. Con to bán 15.000 đồng, con nhỏ 5.000-10.000 đồng.
Tuy nhiên, nghề nhặt rác có rất nhiều hiểm nguy. Một người nhặt rác chia sẻ: "Ai ra bãi rác cũng muốn có bát cơm ăn chứ không ai muốn húp cháo nên cạnh tranh nhau quyết liệt lắm, có vụ còn dùng gạch đánh nhau đến chết. Trước đây xe ôtô vừa đổ, người dân đã lao vào làm, lắm khi rác trùm kín cả người. Giờ thấy nguy hiểm, xí nghiệp ra quy định xe đổ xong mới cho người vào bới thế mà vẫn có trường hợp hít phải khí độc, ngất lịm phải đi cấp cứu”.
Theo Nông nghiệp Việt Nam