Độc đáo nghề "nài bò"
Cập nhật lúc 12:22, Thứ hai, 03/07/2017 (GMT+7)
Với việc đua bò Bảy Núi trở thành "đặc sản" văn hóa vùng miền đã góp phần quảng bá nét đẹp sinh hoạt cộng đồng Khmer ở dãy Thất Sơn. Từ đó, nghề "nài bò" cũng hình thành, phát triển với nét độc đáo riêng, thu hút sự quan tâm của người hâm mộ bộ môn thể thao truyền thống này. ( nài bò, đua bò Bảy Núi, nghề nài bò, nài ngựa, đua bò)
Với việc đua bò Bảy Núi trở thành “đặc sản” văn hóa vùng miền đã góp phần quảng bá nét đẹp sinh hoạt cộng đồng Khmer ở dãy Thất Sơn. Từ đó, nghề “nài bò” cũng hình thành, phát triển với nét độc đáo riêng, thu hút sự quan tâm của người hâm mộ bộ môn thể thao truyền thống này.
Do bộ môn đua bò được các địa phương thay nhau tổ chức nên các “nài bò” thường xuyên có đất diễn. Nhiều người vì mê đua bò nên bỏ chi phí mua bò đua rồi ra công chăm sóc. Đến các giải đấu, họ sẽ thuê những “nài bò” giỏi đầu quân cho mình. Việc mời được một “tài xế” giỏi đồng nghĩa với cơ hội chiến thắng sẽ cao hơn. Trong giới đua bò Bảy Núi, không ai không biết “nài bò” Chau Rít Thi ở xã Văn Giáo (Tịnh Biên). Với tuổi đời khá trẻ, Chau Rít Thi thừa sức khỏe cũng như sự gan dạ để chiến thắng trên đường đua. Lắm lần “nài bò” này leo lên bừa để đôi bò có thể tăng tốc nhanh hơn trong khoảnh khắc nước rút về đích khiến người xem trầm trồ, thán phục.
Tuy nhiên, nghề “nài bò” cũng có rủi ro. “Chuyện “nài bò” té trên đường đua là rất bình thường. Đó là một phần trong nghề nghiệp của chúng tôi. Thương tích có lúc nặng, nhẹ khác nhau nhưng anh em theo nghề vẫn rất hăng say tập luyện, thi đấu khi có dịp. Bản thân tôi cũng sẽ đeo đuổi nghề này bởi ngoài việc là môn thể thao, đua bò còn là truyền thống của vùng đất mình đã gắn bó từ thuở chôn nhau cắt rốn” - ông Nguyễn Ngọc Mạnh thật tình.
Theo Thanh Tiến (Báo An Giang)
.