(BVPL) - Dự án bảo tồn voi đã được phê duyệt, và theo như quy hoạch thì sẽ có 2 khu chăn thả voi, một ở huyện Lắk có diện tích 150 ha và khu chăn thả huyện Buôn Đôn diện tích 200 ha. Tuy nhiên...

 
 
Như ông Nguyễn Đức - Trưởng bộ phận Trung tâm Du lịch Bản Đôn (huyện Buôn Đôn) chia sẻ: số voi ở trung tâm mỗi khi gặp vấn đề, trung tâm thường chữa trị bằng các loại lá cây, rễ cây trong rừng theo kinh nghiệm của người dân bản địa. Như việc voi bị đau mắt, chúng tôi mua thuốc nhỏ mắt cho người để chữa.
 
Phải làm như vậy, bởi theo ông Đức hiện trung tâm của ông không có chuyên gia về chăm sóc, chữa bệnh cho voi. Mà muốn cầu cứu, cũng không biết cầu cứu ai.
 
Còn ông Đàng Năng Long, người có nhiều năm kinh nghiệm chữa bệnh cho voi cũng thừa nhận, đàn voi hiện nay mắc bệnh nhiều hơn bởi thiếu nguồn thức ăn, voi bị thiếu chất dẫn đến việc không có sức đề kháng đối phó với bệnh tật.
Nếu như trước kia, voi bị bệnh thì thả chúng vào rừng để chúng tìm lá thuốc chữa bệnh. Còn hiện nay rừng đã bị tàn phá, cây thuốc không còn, việc chữa trị vì thế gặp khó khăn.
 
PGS.TS Bảo Huy cho hay, theo lộ trình, để có một đội ngũ chuyên môn về chăm sóc voi, trước mắt cần tập trung đào tạo ngắn hạn đội ngũ chuyên môn để giải quyết các vấn đề như sức khỏe, bệnh tật, sinh sản cho voi.
 
Phải kết hợp giữa việc vừa đào tạo, vừa làm, nếu không công tác bảo tồn sẽ không kịp. Song song với đó là mời chuyên gia của các nước có kinh nghiệm về bảo tồn voi đến giúp, qua cách làm thực tế của họ, mình học theo; đây là cách nhanh và hiệu quả nhất.
 
Cũng theo ông Bảo Huy, công việc cần làm trước mắt đó là cho voi nhà sinh sản nhân tạo, nếu chậm trễ, để vài năm nữa thôi, lúc đó e rằng sẽ là quá chậm, voi sẽ không còn khả năng sinh sản vì chúng đã quá già.
 
Theo Trùng Dương
Vietnamnet.vn
.