(BVPL) - Tình dục, và tiền bạc luôn là thú vui, là tham vọng lớn của không ít người. Nhưng nó cũng sẽ luôn mang đến bi hài kịch cho xã hội. Mà câu chuyện chiếc sừng tê giác và những người đàn bà thôn quê kia, chỉ là những nhân chứng, vật chứng xót xa.

 
 
Được nhà mới, và mất "nhà tôi", là hai câu chuyện bi hài, đau xót luôn đặt cạnh nhau, và cười ra nước mắt của những người dân chân quê. Làng xã giờ đây, đường xá phong quang, nhiều ô tô, xe máy hơn trước. Nhưng sự phong lưu của vật chất và sự nghèo nàn về hiểu biết, sự băng hoại của đạo lý, rút cục như một tấn trò đời cay đắng, đặt đối xứng sau lũy tre làng.
 
Xin bạn đọc cũng đừng nghĩ chỉ thôn quê mới xảy ra hạnh phúc giả, bi kịch thật. Người viết vừa chứng kiến một chuyện đau đớn hơn thế, ngay tại Hà Nội: Bà mẹ vợ đang sinh sống, buôn bán ở nước ngoài, gợi í con gái mình "vờ" ly dị chồng để kết hôn với một anh chàng tây. Đó là điều kiện đầu tiên để có thể định cư ở nước đó.
 
Quá sốc trước toan tính của mẹ vợ, và có lẽ bị chấn thương tâm lý nặng, người con rể phát bệnh và cuối cùng, trở thành bệnh nhân "mãn tính" của bệnh viện tâm thần. Tiền bạc, tiền tệ quả là...bạc bẽo, là tàn tệ với những toan tính nông cạn, nông nổi, với cả người thôn quê và người thành phố.
 
Nhưng thông điệp của tấn trò đời này cần được chuyển tới những nhà quản lý văn hóa, những chuyên gia nghiên cứu văn hóa nông thôn.
 
Khi mà trong vụ việc "kết hôn giả, hạnh phúc giả, ly dị thật" không chỉ được sự thỏa thuận của người vợ, người chồng, mà ngay cả gia đình hai phía của họ cũng chấp nhận như một chuyện đương nhiên. Điều gì đang xảy ra trong gia phong mỗi ngôi nhà ở làng quê hiện nay, vốn coi trọng chữ nghĩa, chữ tình.
 
Hay giữa hai người, vợ và chồng, chỉ là Đồng tiền bạc bẽo và đầy ma lực?
 
Không phải kinh tế, không phải giáo dục, mà chính là văn hóa làng quê mới là vấn đề đáng lo ngại nhất. Cho dù còn nhiều chuyện bất ổn, nhưng nếu so với nhiều năm trước đây, kinh tế, giáo dục rõ ràng đều có nhiều phần đi lên, nhưng văn hóa làng quê VN dường như đang ...đi xuống.
 
Bởi VN là văn minh lúa nước, nên mỗi tác động tiêu cực của xã hội, thì dường như làng quê sẽ là nơi phải hứng chịu lâu dài. Mà xét cho cùng, cuối cùng, những đứa trẻ làng quê vô tội, sẽ phải gánh đủ bi kịch của người lớn.
 
Chúng sẽ lớn lên ra sao với sự trống rỗng về niềm tin ở con người?
 
Tình dục, và tiền bạc luôn là thú vui, là tham vọng lớn của  không ít người. Nhưng nó cũng sẽ luôn mang đến bi hài kịch cho xã hội. Mà câu chuyện chiếc sừng tê giác và những người đàn bà thôn quê kia, chỉ là những nhân chứng, vật chứng xót xa.
 
Nếu xã hội không có tư duy quản lý đúng tầm.
 
Kỳ Duyên / Vietnamnet