Theo thống kê từ  Bệnh viện Thu Cúc về dịch vụ thẩm mỹ, thì có khoảng 22% dịch vụ hút mỡ, 27% nâng mũi, 19% dịch vụ nâng ngực, phẫu thuật mắt, 18% lựa chọn thẩm mỹ nội khoa…

 

 
Tuy nhiên, theo ông Khoa, thì cũng có nhiều cơ sở chưa đáp ứng được môi trường hành nghề tốt, các máy móc hiện đại, ekip làm việc đồng bộ nên nhiều bác sĩ thẩm mỹ có tay nghề cũng gặp nhiều khó khăn trong hành nghề.
 
Bên cạnh đó, cách quản lý còn buông lỏng, thiếu đồng bộ nhất quán, thiếu thanh kiểm tra sát sao khiến xảy ra nhiều sự kiện đau lòng như “vụ Cát Tường” hay phòng khám Maria…
 
Lĩnh vực phẫu thuật thẩm mỹ đang tạo một nguồn thu khá lớn và có nhiều cơ hội để phát triển khi nhu cầu của người dân trong và ngoài nước tăng cao như hiện nay.
 
Chính vì vậy, ngành y tế Việt Nam cần những chiến lược và sự cải tổ hợp lý và tổ chức theo hướng chuyên nghiệp, không những tạo niềm tin cho khách hàng, giữ chân “thượng khách” đến với lĩnh vực này mà còn giúp Nhà nước đỡ thất thoát một nguồn ngoại tệ lớn.
 
Cùng đó, cũng là để không lặp lại những “vụ Cát Tường” đau lòng, những nạn nhân vì làm đẹp mà lại “không đẹp” thậm chí chuốc họa vào thân của của những bác sĩ coi đồng tiền là trên hết mà quên đi đạo đức của con người cũng như lời thề Hippocrates./.
 
Theo Vietnam+