Đây là vụ án đặc biệt, xảy ra ở nhiều tỉnh thành

Trong buổi sáng nay, HĐXX TAND Phú Thọ đã hoàn thành phần kiểm tra căn cước với các bị cáo. Tiếp đến, HĐXX kiểm tra danh sách luật sư bào chữa cho các bị cáo tại phiên tòa. Trong đó, ông Vĩnh, ông Hóa mỗi người có 3 luật sư bào chữa. Ngoài các luật sư, tòa còn mời một số điều tra viên tham gia phiên tòa.

Sau đó, chủ tọa Nguyễn Thị Thùy Hương thông báo quyền lợi của các bị cáo tham dự, trong đó có phần hỏi các bị cáo về việc có hay không từ chối việc công bố bản án lên Cổng thông tin điện tử của tòa án không thì nêu ý kiến.

leftcenterrightdel
 Các bị cáo trở lại phiên Tòa

Sau câu hỏi, cựu Tổng cục trưởng Tổng cục Cảnh sát Phan Văn Vĩnh là người đầu tiên đứng lên trình bày ý kiến. Bị cáo Vĩnh nói: "Tôi là bị cáo Phan Văn Vĩnh xin được từ chối quyền công bố bản án".

Theo thẩm phán Hương, chỉ cần 1 trong các bị cáo hầu tòa từ chối quyền này thì HĐXX sẽ không công bố bản án lên cổng thông tin.

Những kiểm sát viên thực hành quyền công tố tại phiên tòa xét xử sơ thẩm gồm: Phạm Thị Bích Liên, Lê Xuân Lộc, Nguyễn Duy Hưng, Nguyễn Quang Hồng. Trong buổi sáng nay, đại diện VKS cũng đề nghị sẽ không đọc phần căn cứ về các quyết định đối với các bị can để giảm thời gian.

Về việc có một bị cáo vắng mặt, VKS thấy rằng bị cáo Nguyễn Hà Thu vắng mặt có lý do, có đơn xin xét xử vắng mặt nên đề nghị HĐXX xem xét. "Đối với người liên quan vắng mặt, chúng tôi thấy quá trình điều tra, họ đã có lời khai, chúng tôi đề nghị tòa vẫn tiếp tục xét xử vì đây là vụ án đặc biệt do thực hiện ở nhiều tỉnh thành (24 tỉnh thành) trong cả nước nên việc triệu tập rất khó. Đề nghị tòa tiếp tục xét xử", đại diện VKS nói.

leftcenterrightdel
Bị cáo Phan Văn Vĩnh 

Về việc một số luật sư đề nghị tòa gửi lịch xét hỏi các bị cáo, đồng thời cũng đề nghị được có mặt trong những phần quan trọng của phiên tòa, những phần xét hỏi thân chủ, còn những phần không liên quan thì được vắng mặt vì vụ án này rất đông bị cáo, nhiều luật sư. Đại diện VKS cho rằng: Các luật sư cần có mặt trong phần công bố cáo trạng, sau đó vắng mặt thì có đơn xin phép.

Nhiều luật sư đưa ý kiến đồng ý với quan điểm của VKS liên quan tới sự có mặt, vắng mặt của người liên quan. Luật sư đề nghị tòa tiếp tục xét xử bình thường.

Luật sư đề nghị cơ quan báo chí không đưa những phát ngôn tiêu cực

Theo quyết định đưa vụ án ra xét xử của TAND tỉnh Phú Thọ, ông Phan Văn Vĩnh (nguyên Tổng cục trưởng Tổng cục Cảnh sát) và Nguyễn Thanh Hóa (nguyên Cục trưởng C50) bị xét xử về tội lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ (khung hình phạt theo quy định từ 5-10 năm tù). 90 bị cáo còn lại bị đưa ra xét xử về các tội tổ chức đánh bạc, rửa tiền, mua bán trái phép hóa đơn, sử dụng mạng Internet thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản và tội đánh bạc.

leftcenterrightdel
Luật sư  của Nguyễn Thanh Hóa đề nghị Tòa triệu tập thêm đại diện C50 

Tại phiên tòa sáng nay, luật sư Huyền Trang (bào chữa cho bị cáo Phan Văn Vĩnh) cho biết, về quan điểm ông Vĩnh bị truy tố, trước đây ông là Trung tướng công an, ở đây là cá nhân vi phạm pháp luật, không phải đại diện cơ quan ban ngành, đề nghị tòa yêu cầu cơ quan báo chí không đưa những phát ngôn tiêu cực.

Luật sư Lê Văn Thiệp (bào chữa cho Nguyễn Thanh Hóa) đồng quan điểm với luật sư Trang: Trong phiên tòa hôm nay có nhiều hãng thông tấn báo chí đưa tin, đề nghị HĐXX có ý kiến để báo chí đưa tin chân thực, đưa điều có lợi và không có lợi cho bị cáo, tránh đưa tin mang tính chất buộc tội để dư luận hiểu rõ vấn đề.

leftcenterrightdel
Bị cáo Phan Sào Nam tại Tòa 

Luật sư Trang cho biết thêm, bản thân ông Vĩnh mặc dù ốm đau, bệnh tật nhưng đã có đơn xin tham dự phiên tòa và cam kết tham dự đầy đủ phiên xử. Bà đề nghị HĐXX và các cơ quan tiến hành tố tụng cho phép ông Vĩnh trong quá trình dự tòa, ngoại trừ lúc phải lên bục khai báo thì được ngồi.

Luật sư Đỗ Ngọc Quang bào chữa cho bị cáo Nguyễn Thanh Hoá đề nghị HĐXX mời đại diện Cục C50 cũ, thuộc Tổng cục Cảnh sát trước đây) tới phiên xét xử nhằm làm rõ 2 văn bản mà ông Hóa từng trình bày với luật sư. Văn bản thứ nhất của Cục nghiệp vụ gửi Bộ trưởng Bộ Công an xin phép tiến hành điều tra với các hành vi liên quan đến công ty CNC. Văn bản thứ 2 là thông báo ý kiến của Bộ trưởng do ông Lương Tam Quang (giai đoạn đó là Phó Chánh văn phòng Bộ Công an) ký, thông báo ý kiến của Bộ trưởng giao cục nghiệp vụ tiến hành điều tra công ty CNC.

Tuy nhiên, trong hồ sơ vụ án không có 2 văn bản này. Luật sư cho rằng 2 văn bản này là chứng cứ rất quan trọng để làm tình tiết giảm nhẹ, chứng minh cho bị cáo Nguyễn Thanh Hóa, nhưng trong hồ sơ không có. Từ những lý do đó, luật sư đề nghị HĐXX triệu tập thêm đại diện C50 cũ để làm rõ việc có văn bản đó hay không và văn bản đó có nội dung như thế nào.

Luật sư Lê Văn Thiệp cũng đề nghị Tòa triệu tập đại diện Bộ Thông tin và Truyền thông đến Tòa để làm rõ việc cho cấp phép thẻ cào và đề nghị 3 nhà mạng là Viettel, Mobi fone, Vina fone phải có mặt thường xuyên tại tòa.

Sau khi nghe luật sư trình bày, chủ tọa cho biết vấn đề liên quan tới thu thập tài liệu HĐXX sẽ xém xét.

Báo Bảo vệ pháp luật sẽ tiếp tục cập nhật thông tin./.

Nhóm PV