Phiên tòa bắt đầu xét hỏi hành vi phạm tội của bị cáo Trương Mỹ Lan và đồng phạm, riêng bị cáo Nguyễn Cao Trí (cựu Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng giám đốc Công ty Cổ phần Đầu tư và Quản lý giáo dục Văn Lang) không liên quan đến các bị cáo khác, nếu cần sẽ triệu tập sau. Trước đó, HĐXX cũng đã thông báo bị cáo Nguyễn Cao Trí được vắng mặt trong phiên tòa xét xử từ ngày 7/3.
|
|
Bị cáo Trương Mỹ Lan (Ảnh chụp sáng 7/3/2024). |
Vụ đại án xảy ra tại Tập đoàn Vạn Thịnh Phát, Ngân hàng Thương mại Cổ phần Sài Gòn (Ngân hàng SCB) và các công ty có liên quan thuộc diện Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực theo dõi chỉ đạo, do VKSND tối cao thực hành quyền công tố, kiểm sát điều tra, truy tố và phân công VKSND TP HCM thực hành quyền tố và kiểm sát xét xử sơ thẩm.
|
Hôm qua (ngày 6/3/2024), đại diện VKSND TP HCM đã công bố cáo trạng (phần tiếng Việt) vụ án xảy ra tại Tập đoàn Vạn Thịnh Phát và Ngân hàng SCB, sau đó phiên xét xử tiếp tục với phần phiên dịch cáo trạng liên quan đến bị cáo Chu Lập Cơ (chồng của bị cáo Trương Mỹ Lan).
Trong vụ án bị cáo Trương Mỹ Lan và 85 đồng phạm bị VKSND tối cao truy tố về các tội “ “Đưa hối lộ; Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng; Lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ; Nhận hối lộ; Tham ô tài sản; Vi phạm quy định về hoạt động ngân hàng, hoạt động khác liên quan đến hoạt động ngân hàng; Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản; Vi phạm quy định về cho vay trong hoạt động của các tổ chức tín dụng” xảy ra tại Tập đoàn Vạn Thịnh Phát và Ngân hàng SCB, chiếm đoạt và gây thiệt hại hơn 193.000 tỉ đồng.
Cáo trạng VKSND tối cao đã xác định, phân loại có 33 cá nhân trong vụ án xảy ra tại Tập đoàn Vạn Thịnh Phát và Ngân hàng Thương mại Cổ phần Sài Gòn không bị xử lý hình sự do nhận quà với giá trị không lớn, tự nguyện giao nộp lại và không đủ cơ sở xem xét trách nhiệm hình sự.
Cụ thể, có 11 cá nhân là thành viên Tổ giám sát giai đoạn từ năm 2016 đến năm 2022, gồm: Trần Thị Hứng, Trần Thị Tuyết Mai, Phạm Công Hòa, Trần Thế Quỳnh, Nguyễn Thị Tâm Thương, Đoàn Phương Thảo, Phạm Thế Khải, Hoàng Minh Thắng, Lê Thị Thanh Nhàn, Nguyễn Hạnh Linh và Ngô Trần Kiến Quốc. Quá trình thực hiện công tác giám sát Ngân hàng SCB từ năm 2016 đến tháng 9/2022, đã có trên 70 lượt văn bản báo cáo, đề xuất về việc kiểm tra/thanh tra SCB, đưa SCB vào diện kiểm soát toàn diện, kiểm soát đặc biệt nhưng không được cấp trên chấp thuận.
Trong thời gian này, 10/11 thành viên Tổ giám sát được Ngân hàng SCB đưa quà vào các dịp Lễ, Tết với giá trị không lớn và đã tự nguyện giao nộp cho cơ quan điều tra; đã chủ động khai báo rõ sai phạm trong công tác giám sát đối với Ngân hàng SCB, góp phần có hiệu quả vào việc phát hiện và điều tra tội phạm, nên không xem xét trách nhiệm hình sự đối với các cá nhân này mà kiến nghị xử lý nghiêm về Đảng và chính quyền. Đối với Ngô Trần Kiến Quốc, có căn cứ xác định không tham gia Tổ giám sát nên không có căn cứ để xem xét trách nhiệm hình sự.
|
|
Ngày thứ ba của phiên tòa xét xử, HĐXX bắt đầu xét hỏi các bị cáo. |
Đối với ông Tô Duy Lâm, nguyên Giám đốc NHNN - chi nhánh TP HCM, không can thiệp, không tham gia chỉnh sửa, phê duyệt nội dung báo cáo của Tổ giám sát liên quan đến các hành vi sai phạm nêu trên, nên chưa đủ cơ sở để xem xét trách nhiệm hình sự, nhưng cần kiến nghị xử lý nghiêm về Đảng và chính quyền đối với cá nhân này về trách nhiệm của người đứng đầu đã để xảy ra sai phạm của cấp dưới.
Kết quả điều tra xác định không đủ cơ sở xem xét trách nhiệm hình sự đối với 17 cá nhân là thành viên Tổ giám sát giai đoạn từ năm 2012 đến tháng 1/2016, gồm: Hồ Quang Bình, Trần Văn Bé, Đỗ Xuân Trung, Bùi Quang Vũ, Nguyễn Thái Sơn, Đỗ Đức Sơn, Phạm Xuân Kiên, Huỳnh Phương, Lỗ Minh Thiết, Đinh Quốc Bảo, Hoàng Xuân Tình, Nguyễn Hương Linh, Nguyễn Văn Thanh, Phạm Tuấn, Phạm Thị Phương Hiền, Dương Thị Thùy Dung và Trần Đức Ngọc và 4 cá nhân liên quan đến Đoàn thanh tra theo Quyết định số 81 ngày 8/6/2020 và Quyết định số 72 ngày 3/3/2022 của Cơ quan TTGS NHNN - chi nhánh TP HCM, gồm: Dương Thị Bạch Tuyết, Phạm Đức Quang, Hồ Thị Hương và Trương Duy Thanh./.