Bánh kẹo ngoại nhập “phủ sóng” từ đại siêu thị tới chợ truyền thống
Theo nghị định về Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt – Hiệp định Thương mại Tự do (FTA) đã ký kết, các sản phẩm bánh kẹo được áp dòng thuế nhập khẩu giảm về 0%.
Như vậy là, với việc gia nhập thị trường chung ASEAN, Việt Nam đã dễ dàng đón nhận nhiều thương hiệu quốc tế hơn, được ưa chuộng là các sản phẩm từ Indonesia, Thái Lan, Malaysia và châu Âu…
Tính từ đầu 2018 tới nay có thể thấy bánh kẹo ngoại nhập đã “phủ sóng” từ đại siêu thị tới chợ truyền thống.
Không thể phủ nhận việc thông qua các nghị định mới mở ra cho người tiêu dùng Việt cơ hội tiếp cận hàng ngoại giá phải chăng.
Tuy nhiên, thực tế cho thấy, bên cạnh các sản phẩm đa dạng về mẫu mã, chủng loại, trong làn sóng nhập khẩu ồ ạt, vẫn tồn tại những sản phẩm kém chất lượng.
|
|
Bánh kẹo Việt thay đổi mẫu mã sản phẩm để cạnh tranh |
Có thương hiệu sẵn sàng ra nước ngoài đặt nhãn hàng riêng, dán nhãn ngoại nhập để đánh vào tâm lý sính ngoại của người Việt nhưng chưa đảm bảo chất lượng. Vô hình chung, doanh nghiệp Việt đã bị đặt vào thế cạnh tranh khốc liệt.
Bên cạnh đó, các thương hiệu ngoại cũng tìm cách gia tăng ảnh hưởng mạnh mẽ lên doanh nghiệp nội địa, thậm chí có ý định thâu tóm các nhãn bánh kẹo Việt Nam.
Năm 2015, công ty Kinh Đô Bình Dương ,nay là Mondelez Kinh Đô rao bán mảng bánh kẹo cho nhà đầu tư nước ngoài, chính thức được bàn giao cho Mondelez International. Thương vụ "tay ba" giữa Lotte - Bibica - PAN Group cũng từng là tâm điểm “nóng” trên thị trường.
Đứng trước áp lực từ nhiều phía, doanh nghiệp Việt đã và đang vô cùng chật vật để có thể trụ vững trên thị trường.
Nâng chất lượng để giành thị phần trong nước
Câu hỏi mà nhiều doanh nghiệp Việt đang muốn tìm câu trả lời là: Trong thời hội nhập, nên “phòng thủ” khoanh vùng để giữ chắc 1 thị trường hay tấn công, mở rộng và sẵn sàng đối mặt với khó khăn?
Bên cạnh việc trông chờ vào những chính sách thông thoáng, hỗ trợ tích cực để có cơ hội “chơi bóng hay trên sân nhà”, nhiều doanh nghiệp đã lựa chọn nhập cuộc, bước vào cuộc đua giành phần trong “miếng bánh hơn 40 nghìn tỉ đồng”, thậm chí tấn công mạnh mẽ, thay đổi để sống còn.
Trong làn sóng đó, bánh kẹo Bảo Hưng, thương hiệu có kinh nghiệm 30 năm hoạt động trên thị trường đã quyết định phát triển để giành thị phần trong nước và “tấn công” sang thị trường nước ngoài.
Chia sẻ về việc bánh kẹo đã được đón nhận tại các thị trường khó trên thế giới như Mỹ, Hàn Quốc, Đài Loan, Trung Quốc, Thái Lan, Nga, với doanh thu ấn tượng.
|
|
Đổi mới mẫu mã và chất lượng để cạnh tranh |
Từ năm 2019, chiến lược của Bánh kẹo Bảo Hưng trở lại mở rộng kinh doanh trên thị trường Việt Nam và hoàn toàn tự tin vào khả năng thành công vì đã đầu tư bài bản, có tầm nhìn chiến lược lâu dài, đồng thời được quốc tế đón nhận, đánh giá cao.
Bên cạnh đó, Bánh kẹo Bảo Hưng cũng giới thiệu nhiều dòng sản phẩm mới, đa dạng về chủng loại, mẫu mã, bao bì mà vẫn đảm bảo an toàn vệ sinh, thân thiện với môi trường như: Bánh mềm phủ sô-cô-la, bánh quy, thạch hoa quả, kẹo cứng & mềm… được sản xuất trên dây chuyền hiện đại cùng công nghệ từ các nước châu Âu như Đan Mạch, Hà Lan, Đức, Anh, Mỹ cùng quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn quốc tế.
Từ năm 2016, thương hiệu này còn đầu tư nhà máy sản xuất bánh kẹo trên quy mô đất 10ha với tổng chi phí máy móc, nhà xưởng và thiết bị, cơ sở lên tới 400 tỉ đồng. Đặc biệt, dây chuyền nhập khẩu Đan Mạch còn được giám sát bởi các chuyên gia nước ngoài, cho ra mắt công nghệ rắc dừa trên bánh Pie hàng đầu Việt Nam.
Với tầm nhìn chiến lược, đầu tư bài bản về cơ sở vật chất, thiết bị, công nghệ, các doanh nghiệp bánh kẹo Việt đổi mới chất lượng, đa dạng chủng loại, tìm kiếm khẩu vị hợp với các phân khúc khách hàng, hợp với từng lứa tuổi để đưa ra thị trường, cạnh tranh trực tiếp với các thương hiệu ngoại nhập, góp phần chia lại “miếng bánh thị phần” trên sân chơi nhà.