Năm 2014 được Hà Nội chọn là năm "Kỷ cương văn minh đô thị". Tuy nhiên, sau 3 năm kể từ khi thành phố quyết tâm “trảm” nhà siêu mỏng, siêu méo, những ngôi nhà hình thù kỳ quái vẫn tiếp tục mọc lên như thách thức quyết tâm của chính quyền Thủ đô. 
 
 
Một nguyên nhân nữa dường như ít được nêu ra, đó là sự ngại ngần của chính quyền cơ sở. Khi các tuyến đường chưa thành hình, hầu hết các cấp chính quyền chỉ quan tâm đến việc làm sao hoàn tất việc GPMB đúng “chỉ giới đỏ” đã được vẽ trên bản đồ. Chỉ đến khi con đường lồ lộ, người ta mới “phát hiện” ra rằng, hóa ra, sau cái “chỉ giới đỏ” kia còn một số mảnh đất bé, méo chềnh ềnh mặt đường. Lúc đó thì đi tuyên truyền, giải thích, thuyết phục, làm công tác tư tưởng để những chủ nhân của đất mỏng, đất méo chịu hợp khối hay giải tỏa. Nhưng khi chính quyền “để mắt” tới thì dường như mọi sự đã muộn. Những ngôi nhà mỏng, méo đã thành hình, thậm chí lên tới 3 - 4 tầng. Lợi nhuận từ nhà mặt đường khiến cho không có ai tự giác giải tỏa cả. Và thành phố tiếp tục tìm cách giải quyết hậu quả, thậm chí tìm cách hợp thức hóa.
 
Lời giải cho bài toán nhà siêu mỏng, siêu méo chỉ nằm ở một biện pháp: Thực hiện nghiêm quy định của thành phố về quy hoạch, giải quyết nhà siêu mỏng, siêu méo. Quy định có nhiều, ban hành qua năm này đến năm khác nhưng không biết tại khâu thực hiện thì “tắc” ở đâu? Đến mức, trong cuộc giám sát gần đây, Thường trực HĐND TP lại phải tiếp tục “nhắc” Sở Xây dựng nhiệm vụ tham mưu cho thành phố hướng xử lý nhà siêu mỏng, siêu méo (?!)
 
Theo CAND