Khoảng 17h30' chiều 7/5 chúng tôi bị kẹt tắc giao thông hơn một giờ đồng hồ tại Quốc lộ (QL) 217, đoạn qua xã Vĩnh Long, huyện Vĩnh Lộc, tỉnh Thanh Hóa, hỏi ra được biết “sở dĩ bị ùn tắc giao thông là do công nhân tan ca, họ dựng xe máy tràn QL 217 để vào chợ”.

leftcenterrightdel
Công nhân dựng xe vào chợ cóc trái phép (ảnh: PV) 

Ông Hà Nguyên Phấn, Chủ tịch UBND xã Vĩnh Long, huyện Vĩnh Lộc, tỉnh Thanh Hóa cho biết: năm 2015,  Công ty Appareltech có khoảng 4.000 công nhân, chiều đến phía ngoài công ty có rất nhiều người bán hàng nên xã thành lập Ban giải phóng mặt bằng để xây dựng chợ phục vụ công nhân.

Xã cho phép ông Trần Ngọc Hiệp là công dân địa phương sử dụng 3.000m2 đất 05 của xã, giáp Công ty Appareltech để san lấp mặt bằng và tự xây dựng ki ốt cho tiểu thương thuê, nguồn này xã không thu vì chợ chưa được UBND huyện và tỉnh cho phép hoạt động.

leftcenterrightdel
QL 217 tràn xe máy do công nhân dựng để vào chợ cóc trái phép (clip: PV) 

Sở dĩ xã tạo điều kiện cho ông Hiệp tự thu để hoàn tiền đã đầu tư vào chợ. Chợ cóc trái phép của ông Hiệp có trên 100 tiểu thương buôn bán ổn định, họ là công dân của xã và một số tiểu thương từ nơi khác đến. Ông Hiệp thu bao nhiêu tiền/quầy thì xã không biết. Do ùn tắc giao thông nên chiều nào UBND xã cũng điều Công an và cán bộ an ninh ra khu vực này làm công tác trật tự.

Vĩnh Long có thêm 3 chợ cóc nữa họp vào buổi sáng tại xác thôn Đồng Môi, Xuân Áng và Cẩm Bào, còn chợ cóc giáp Công ty Appareltech họp vào buổi chiều.

"Năm 2018, UBND xã có tờ trình xin được công nhận chợ cóc mà ông Hiệp đã đầu tư, nhưng UBND huyện và Sở Công thương không cho xây dựng chợ, vì nơi đây không phù hợp với sinh hoạt chợ" - ông Phấn nói.

leftcenterrightdel
Xe máy dựng tràn QL 217, đoạn qua xã Vĩnh Long khi công nhân tan ca chiều (ảnh: PV)

Chúng tôi có hỏi một tiểu thương, bà này cho biết “anh Hiệp chỉ thu hơn một triệu/tháng thôi”. Nếu tính nhẩm, số tiền này nhân với 100 tiểu thương thì mỗi năm ông Hiệp thu khoảng 1,2 tỉ đồng.

leftcenterrightdel
Quang cảnh chợ cóc trái phép vào trưa (ảnh: PV) 

Qua tìm hiểu và hỏi một số chuyên gia về xây dựng, họ cho rằng tổng chi phí xây dựng chợ tạm này chỉ trên dưới 1 tỉ đồng và nếu đúng như vậy, chỉ cần thu một năm là hoàn trả vốn đầu tư.

Mặc dù vậy, UBND xã Vình Long đã để cho ông Hiệp tự xây dựng chờ và tự thu để hoàn vốn đầu tư từ năm 2016 đến nay, nguồn thu này được xã "quên" là không kề nhỏ.

Để tránh ùn tắc giao thông mỗi khi tan ca và tăng nguồn ngân sách cho địa phương, đề nghị UBND huyện Vĩnh Lộc chỉ đạo UBND xã Vĩnh Long dẹp chợ cóc giáp Công ty Appareltech, tạo quỹ đất, lập quy hoạch xây dựng chợ cho xã, nhưng không bám QL 217, cách khu vực nhà máy khoản vài trăm mét, theo đó là dẹp các chợ cóc trong thôn, tạo điều kiện cho nhân dân phát triển kinh tế. Kiểm tra nguồn thu từ chợ cóc trái phép xây dựng trên đất 05 của xã để quy trách nhiệm người đứng đầu.

  

Phạm Ngọc