Theo số liệu mới nhất do Cơ quan điều tra Môi trường EIA công bố năm 2019 cho thấy, khoảng 15 năm gần đây, trong số các vụ bắt giữ buôn bán động vật hoang dã tại Việt Nam hoặc liên quan đến Việt Nam có ít nhất 105,72 tấn ngà voi khoảng 15.77 cá thể voi; 1,6 tấn sừng tê giác khoảng 610 cá thể tê giác; da, xương từ ít nhất 228 cá thể hổ; 65.510 cá thể tê tê… cho thấy, tình trạng đáng báo động, cần ngay sự chung tay góp sức của cộng đồng hành động để ngăn chặn tình trạng săn bắt, buôn bán trái phép động vật hoang dã.

leftcenterrightdel
 Đồng chí Trần Thế Kính, Phó Viện trưởng VKSND tỉnh Hà Nam phát biểu tại Hội thảo.

Với mục đích bảo tồn thiên nhiên, tăng cường thực thi pháp luật nhằm giảm thiểu các vi phạm liên quan đến động vật hoang dã và triệt phá các đường dây buôn bán động vật hoang dã trái phép, hoàn thiện thể chế, chính sách liên quan đến động vật hoang dã, ngày 19/3/2021, VKSND tỉnh Hà Nam đã phối hợp với Trung tâm giáo dục thiên nhiên tổ chức Hội thảo chuyên đề “Nâng cao hiệu quả xử lý tội phạm về động vật hoang dã”.

Tham dự Hội thảo có các đồng chí lãnh đạo VKSND tỉnh Hà Nam, Kiểm sát viên, Kiểm tra viên các Phòng; VKSND cấp huyện tỉnh Hà Nam; bà Bùi Thị Hà, Phó giám đốc Trung tâm giáo dục thiên nhiên và các chuyên viên đến từ Trung tâm ENV.

leftcenterrightdel
 Toàn cảnh Hội thảo.

Qua thước phim ngắn về tình trạng buôn bán, tiêu thụ động vật hoang dã, các đại biểu tham dự Hội nghị đều nhận thấy thực trạng đáng lo ngại, một số loài động vật hoang dã đã không còn tìm thấy hoặc rất hiếm gặp tại Việt Nam.

Tại hội thảo, chuyên gia Viện Sinh thái và Tài nguyên sinh vật đã hướng dẫn các Kiểm sát viên, cán bộ tham dự hội thảo cách phân biệt một số loài động vật hoang dã thường gặp trong buôn bán và cách thức định dạng các loại động vật hoang dã. Từ đ,  các Kiểm sát viên, cán bộ VKS hai cấp dễ dàng nhận diện và xử lý các hành vi vi phạm liên quan đến động vật hoang dã nhanh chóng, chính xác hơn.

Bà Bùi Thị Hà, Phó Giám đốc Trung tâm giáo dục thiên nhiên giới thiệu tình hình tội phạm về động vật hoang dã tại Việt Nam, những quy định của pháp luật và một số lưu ý trong việc xử lý tội phạm về động vật hoang dã.

leftcenterrightdel
 Đại biểu tham dự Hội thảo sôi nổi thảo luận.

Các chuyên gia cùng toàn thể Lãnh đạo, Kiểm sát viên, cán bộ VKS hai cấp đã thảo luận sôi nổi bằng hình thức giao lưu, đặt câu hỏi để đưa ra hướng xử lý đối với một số vụ án cụ thể về động vật hoang dã.

leftcenterrightdel
 
Phát biểu kết luận hội thảo, thay mặt Lãnh đạo VKSND tỉnh, đồng chí Trần Thế Kính, Phó Viện trưởng VKSND tỉnh Hà Nam đã gửi lời cảm ơn chân thành đến các chuyên gia của Trung tâm giáo dục thiên nhiên đã nhiệt tình phối hợp, tổ chức cho Lãnh đạo, Kiểm sát viên, cán bộ VKS hai cấp tỉnh Hà Nam tham gia hội thảo, để Kiểm sát viên có cái nhìn bao quát hơn về thực trạng xâm hại, buôn bán động vật hoang dã tại Việt Nam, đồng thời, biết cách phân biệt, nhận diện một số loài động vật hoang dã, những chế tài xử lý của pháp luật đối với loại tội phạm này, qua đó, giúp nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ đấu tranh phòng, chống tội phạm trong tình hình mới. 

         

 

PV