leftcenterrightdel
 Quang cảnh phiên làm việc của Quốc hội sáng 5/11 (ảnh: VPQH cung cấp).

Thu hồi tài sản do tham nhũng vẫn đạt tỷ lệ thấp

Một trong những nội dung được các đại biểu Quốc hội, cử tri rất quan tâm trong phiên chất vấn và trả lời chất vấn lần này là việc thu hồi tài sản tham nhũng.

Cụ thể, tại Báo cáo số 1922/BC-TTCP về nội dung liên quan đến nhóm chất vấn tại Kỳ họp thứ 4, Quốc hội khóa XV, Thanh tra Chính phủ cho biết, trong 9 tháng năm 2022, ngành Thanh tra tiến hành đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện 5.586 kết luận và quyết định xử lý về thanh tra, trong đó có 3.440 kết luận thanh tra đã hoàn thành 100% nội dung phải thực hiện (chiếm 61,6% tổng số kết luận thanh tra được đôn đốc, kiểm tra trong kỳ).

leftcenterrightdel
 Tổng Thanh tra Chính phủ Đoàn Hồng Phong trả lời chất vấn trước Quốc hội sáng 5/11 (ảnh: VPQH cung cấp).

Kết quả, các cơ quan chức năng đã thu hồi 1.089 tỉ đồng (đạt tỉ lệ 60,3%), 10,2ha đất; xử lý hành chính 1.714 tổ chức, 4.841 cá nhân; chuyển cơ quan điều tra 76 vụ, 93 đối tượng; khởi tố 5 vụ, 3 đối tượng; ban hành mới, sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ 370 văn bản về cơ chế, chính sách, pháp luật theo kiến nghị tại các kết luận thanh tra (đạt tỉ lệ 72,4%).

Về công tác thi hành án liên quan đến việc thu hồi tài sản tham nhũng năm 2022, tổng số phải thi hành là 3.973 việc, tương ứng với hơn 89.609 tỉ đồng; trong đó, số có điều kiện thi hành là 2.739 việc, tương ứng với hơn 43.593 tỉ đồng; đã thi hành xong 1.895 việc, tương ứng với hơn 15.989 tỉ đồng (tăng hơn 11.895 tỉ đồng, tương đương tăng 290,51% về tiền so với năm 2021).

Thanh tra Chính phủ đánh giá, mặc dù kết quả thu hồi tài sản tham nhũng năm sau cao hơn năm trước, song việc thu hồi tài sản do tham nhũng vẫn đạt tỷ lệ thấp, là một trong những hạn chế trong công tác phòng, chống tham nhũng.

Giải pháp nào để bảo đảm ban hành kết luận thanh tra đúng thời hạn?

Đặt vấn đề chất vấn Tổng Thanh tra Chính phủ tại hội trường, đại biểu Quốc hội Nguyễn Thị Thủy (Đoàn ĐBQH tỉnh Bắc Kạn) cho biết, tại phiên thảo luận về dự án Luật thanh tra cũng như tại phiên chất vấn ngày hôm nay, một số đại biểu Quốc hội đã phản ánh về việc chậm ban hành kết luận thanh tra và lo ngại việc ban hành, chậm ban hành kết luận này có thể sẽ tác động và ảnh hưởng đến tính khách quan của kết luận thanh tra.

leftcenterrightdel
Đại biểu Quốc hội Nguyễn Thị Thủy (Đoàn ĐBQH tỉnh Bắc Kạn) phát biểu chất vấn (ảnh: VPQH cung cấp).

Đại biểu Thủy đề nghị Tổng thanh tra Chính phủ cho biết những giải pháp nào Thanh tra Chính phủ đã và sẽ triển khai để bảo đảm hoạt động thanh tra về việc ban hành kết luận thanh tra được đúng thời hạn theo quy định của pháp luật?

Trả lời chất vấn đại biểu Nguyễn Thị Thủy, Tổng Thanh tra Chính phủ Đoàn Hồng Phong cho biết, hiện nay Chính phủ đã trình Quốc hội Luật Thanh tra (sửa đổi) trong đó có xây dựng thời hạn xây dựng báo cáo kết quả thanh tra, đã được điều chỉnh với các cuộc thanh tra có quy mô lớn, tính chất phức tạp từ 15 ngày đến 30 ngày. 

Trước đây quy định tất cả các cuộc thanh tra từ Thanh tra Chính phủ, thanh tra tỉnh, thanh tra sở, ngành, huyện đều là 15, hiện đã phân ra cuộc thanh tra của Chính phủ là 30 ngày và thanh tra quy mô phức tạp là 30 ngày.

Thanh tra Chính phủ sẽ tiếp tục đổi mới phương pháp và cách thức tiến hành điều tra để đẩy nhanh tiến độ thanh tra, khắc phục tình trạng chậm ban hành kết luận và nâng cao chất lượng kết luận thanh tra theo Nghị quyết 45, trong đó quy định trách nhiệm cụ thể cho trưởng, phó đoàn thanh tra, thủ trưởng cơ quan chủ trì, thành viên thanh tra, người giám sát, người thẩm định kết luận thanh tra và có hình thức xử lý nếu để xảy ra lộ lọt, không chuyển các vụ việc vi phạm tội phạm sang cơ quan điều tra…

Nhiều cuộc thanh tra đột xuất có tính phức tạp, quy mô lớn

Trả lời đại biểu Lê Thanh Vân (Đoàn ĐBQH tỉnh Cà Mau) về việc chỉ đạo thanh tra đột xuất, phòng chống tham nhũng, Tổng Thanh tra Chính phủ Đoàn Hồng Phong nêu rõ thực hiện chỉ đạo của Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng chống tham nhũng, chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và thực hiện đúng quy định của luật, theo đúng chức năng, nhiệm vụ. 

leftcenterrightdel
 Đại biểu Lê Thanh Vân (Đoàn ĐBQH tỉnh Cà Mau) phát biểu chất vấn (ảnh: VPQH cung cấp).

Thứ nhất: Căn cứ vào chỉ đạo của Ban Chỉ đạo Trung ương phòng, chống tham nhũng và Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ giao cho Thanh tra tiến hành thanh tra một nội dung nào đó thì Tổng Thanh tra sẽ chỉ đạo Phó Tổng Thanh tra phụ trách các cơ quan, đơn vị tổ chức nắm thông tin tình hình, đề xuất nội dung phạm vi thời kỳ và đối tượng cần Thanh tra.

Thứ hai: Tổng Thanh tra Chính phủ cho chủ trương để Phó Tổng Thanh tra ký ban hành quyết định thanh tra kế hoạch tiến hành thanh tra.

Thứ ba: Tổng Thanh tra Chính phủ chỉ đạo Phó Tổng Thanh tra phụ trách chỉ đạo Thủ trưởng Cục vụ và đoàn thanh tra tiến hành thanh tra theo quy định pháp luật và chỉ đạo giám sát đoàn thanh tra.

Thứ tư: Tổng Thanh tra chỉ đạo Phó Tổng xem xét báo cáo kết quả thanh tra, chỉ đạo thẩm định dự thảo kết luận thanh tra và báo cáo xin ý kiến Thủ tướng Chính phủ về dự thảo kết luận thanh tra và sau đó thì chỉ đạo tiếp thu, hoàn chỉnh kết luận.

Thứ năm: Tổng Thanh tra cho chủ trương để Phó Tổng phụ trách ký ban hành kết luận thanh tra, tổ chức công khai kết luận theo quy định pháp luật và báo cáo Ban Chỉ đạo và Thủ tướng Chính phủ về kết quả thanh tra.

Thứ sáu: Tổng Thanh tra chỉ đạo, Phó Tổng và các đơn vị Cục Vụ tiến hành theo dõi, đôn đốc, xử lý sau thanh tra và báo cáo Ban Chỉ đạo, Thủ tướng Chính phủ về kết quả xử lý sau thanh tra. 

Tổng Thanh tra Chính phủ Đoàn Hồng Phong cho biết, trong thời gian vừa qua đã có nhiều cuộc thanh tra đột xuất có tính phức tạp, quy mô lớn, có nhiều sai phạm nghiêm trọng và đặc biệt nghiêm trọng. Qua kết quả thanh tra đã kiến nghị xử lý và chuyển cơ quan điều tra để xử lý theo pháp luật. Các cuộc thanh tra đột xuất này đều được tiến hành với tinh thần khẩn trương và trách nhiệm cao nhất để kết luận và báo cáo Ban Chỉ đạo, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ xem xét...

Vũ Cảnh